Thế giới
Ngày Trái đất (22/4):

Trái đất đối mặt nhiều nguy cấp, nhưng vẫn còn hi vọng phục hồi

ClockThứ Năm, 22/04/2021 09:01
TTH.VN - Thế giới kỷ niệm Ngày Trái đất đầu tiên vào năm 1970, và hầu như kể từ đó, mỗi năm tình trạng của hành tinh này lại tồi tệ hơn năm trước. Năm nay, khi các quốc gia cố gắng phục hồi sau đại dịch, tình hình cũng không phải là ngoại lệ.

Lãnh đạo Mỹ-Hàn sẽ tham dự hội nghị trực tuyến trong Ngày Trái đấtMới tháng 8, thế giới đã dùng hết nguồn tài nguyên cho cả năm 2020Hàng triệu thanh nhiên xuống đường vì tương lai của Trái đất


Phục hồi xanh được coi là cơ hội tốt để đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Nhandan

Sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế và dân số trong 5 thập kỷ qua đã làm suy giảm nghiêm trọng các nguồn tài nguyên của hành tinh. Sự phát triển đó cũng dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên diện rộng, suy thoái hệ sinh thái và sự tuyệt chủng của các loài ở mức đáng báo động.

Vào năm 1970, nhân loại gần như cân bằng với tự nhiên, với nhu cầu tài nguyên hàng năm của con người phù hợp với những gì thiên nhiên có thể tái tạo.

Đến năm 2020, để đáp ứng đủ nhu cầu, con người cần đến 1,6 quả đất và vào ngày 22/8, thế giới đánh dấu “Ngày Trái đất vượt ngưỡng” – ngày mà nhân loại tiêu thụ hết tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và dịch vụ sinh thái mà hành tinh có thể tái sản sinh cho cả năm 2020.

Những tia hy vọng le lói

Đại dịch đã nhắc nhở nhiều người về giá trị, và sự mong manh, của thiên nhiên. Công viên, lối đi bộ nhiều cây xanh hay đơn giản chỉ đi ra ngoài là một phần quan trọng trong thói quen của nhiều người.

Việc phong toả khi đại dịch bắt đầu cũng đã góp phần làm sạch không khí và làm các vùng biển trong lành hơn. Thiên nhiên bắt đầu sống lại và len lỏi vào cuộc sống của chúng ta.

Giờ đây, nhiều người muốn giao thông ít ô nhiễm hơn, nhiều đường giành cho xe đạp hơn, không khí sạch hơn và tài trợ phục hồi kinh tế tập trung hơn vào tài chính xanh, năng lượng tái tạo và điện khí hóa phương tiện giao thông.

Phục hồi xanh được coi là cơ hội tốt để đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giúp ích cho môi trường và tạo ra nhiều việc làm mới.

Nhiều người cũng nhận thấy mối liên hệ giữa sự tàn phá sinh thái và đại dịch - rằng việc chặt phá rừng quy mô lớn khiến con người có nhiều nguy cơ tiếp xúc với virus nguy hiểm và các vi sinh vật khác, nhất là khi có liên quan đến buôn bán động vật hoang dã. Do đó, thế giới cần phải tạo ra những thay đổi lớn trong cách sản xuất và sử dụng năng lượng, trồng thực phẩm và quản lý chất thải, đồng thời phải ngăn chặn việc tàn phá rừng và gây hại cho đại dương.

Theo các chuyên gia môi trường, phải định giá thực sự các lợi ích hoặc các dịch vụ hệ sinh thái về mặt kỹ thuật. Không có thiên nhiên, không có oxy hoặc đất để trồng thức ăn cho con người, không có nước cho các con sông, hoặc không có côn trùng để thụ phấn cho cây trồng. Vào năm 2018, WWF ước tính giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái đối với nhân loại là 125 nghìn tỷ USD/năm.

Vào năm 2019, một đánh giá mang tính bước ngoặt về sự sống trên trái đất cho biết thiên nhiên đang suy giảm với tốc độ chưa từng có và tốc độ tuyệt chủng của các loài động thực vật đang tăng nhanh, lên tới 1 triệu loài có nguy cơ bị biến mất.

Báo cáo từ Nền tảng chính sách-khoa học liên chính phủ về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái cho biết nhân loại cần thực hiện những thay đổi khẩn cấp và sâu rộng đối với các nền kinh tế và cách thức sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để ngăn chặn sự suy giảm nhanh chóng của tự nhiên.

Trong một đánh giá khác, Chỉ số Hành tinh Sống toàn cầu năm 2020 của WWF cho thấy các quần thể động vật có vú, chim, lưỡng cư, bò sát và cá được theo dõi trong giai đoạn 1970-2016 đã giảm trung bình 68%.

Biến đổi khí hậu vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại và thiên nhiên. Nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng cao hơn kéo theo những nguy cơ chết người nghiêm trọng. Trừ khi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính được cắt giảm nhanh chóng, các tác động sẽ gây tổn thất nhiều hơn về cả sinh mạng và thiệt hại kinh tế. Trước tình hình đó, giáo dục cộng đồng, sống bền vững được coi là chìa khóa để cắt giảm lượng khí thải carbon.

Ngày Trái đất 2021

Nhân Ngày Trái đất năm nay (22/4), hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì sẽ bắt đầu, nhằm mục đích thiết lập lại chính sách ngoại giao khí hậu toàn cầu và thúc đẩy hành động mạnh mẽ hơn trước thềm cuộc họp về khí hậu COP26 của LHQ vào tháng 11 tới. Nếu thành công, có hy vọng rằng những rủi ro từ các cuộc khủng hoảng khí hậu và đa dạng sinh học có thể được giảm bớt.

Với chủ đề “Khôi phục Trái đất của chúng ta”, Ngày Trái đất năm nay được xem là cơ hội các tổ chức và các nhà lãnh đạo thế giới có những hành động để ngăn chặn những thảm họa sắp tới của biến đổi khí hậu và tàn phá môi trường; cùng nhau khôi phục Trái đất.

Rõ ràng, đây là những khủng hoảng do con người tạo ra và chúng ta có thể hành động. Ngày càng có nhiều giải pháp để làm xanh nền kinh tế, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và cải thiện đáng kể việc quản lý chất thải.

Chắc chắn, một quá trình chuyển đổi xanh trên quy mô toàn cầu, nếu được quản lý tốt và thực hiện một cách công bằng, có thể sẽ đóng vai trò rất quan trọng cho sự phục hồi của Trái đất.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top