Thế giới

Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong chống biến đổi khí hậu

ClockThứ Sáu, 08/07/2022 10:10
Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc đồng tình cao với các đề xuất của Việt Nam, cho rằng hợp tác Nam-Nam và hợp tác ba bên có ý nghĩa rất quan trọng trong thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.

Việt Nam trúng cử Ủy ban bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCOViệt Nam ủng hộ nỗ lực của Liên Hiệp quốc nhằm cải thiện an toàn giao thông

Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres. (Ảnh: UN/TTXVN)

Ngày 7/7, Trưởng Phái đoàn các nước Cộng đồng Pháp ngữ đã có cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres để trao đổi về các vấn đề toàn cầu trong chương trình nghị sự của cơ quan đa phương lớn nhất hành tinh này. 

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp quốc nhấn mạnh cần mở rộng và phát huy hơn nữa hợp tác giữa Liên Hiệp quốc và Tổ chức Pháp ngữ (OIF).

Trong bối cảnh khủng hoảng chồng khủng hoảng hiện nay làm cho tình hình thực hiện nhiều Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) ít có tiến triển, Đại sứ cho rằng Liên Hiệp quốc và OIF cần tăng cường hợp tác đẩy mạnh việc thực hiện SDG thông qua hợp tác Nam-Nam và hợp tác ba bên, đồng thời cho biết Việt Nam sẵn sàng hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các nước châu Phi, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. 

Về ứng phó biến đổi khí hậu, Đại sứ khẳng định lại cam kết của Việt Nam tại COP-26 về đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đề nghị Liên Hiệp quốc và OIF cần hợp tác để hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện các cam kết của mình trong lĩnh vực này.

Đại sứ cũng đề nghị Liên Hiệp quốc và OIF xây dựng chương trình hành động chung để phối hợp hành động triển khai các đề xuất của Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc về “Chương trình nghị sự chung của chúng ta” (OCA).

Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc đánh giá cao cam kết mạnh mẽ và hành động khẩn trương của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu.

Ông cũng bày tỏ đồng tình cao với các đề xuất của Việt Nam, cho rằng hợp tác Nam-Nam và hợp tác ba bên có ý nghĩa rất quan trọng trong thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.

Tổng Thư ký cũng hoan nghênh ý tưởng xây dựng chương trình hành động Liên Hiệp quốc - OIF để triển khai OCA và cho biết sẽ làm việc cụ thể với Ban Thư ký OIF về đề xuất này. 

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cũng thông tin tới các nước Pháp ngữ về việc Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023-2025.

Các nước Pháp ngữ ghi nhận tích cực ứng cử và các ưu tiên của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền, và nhất trí cần ủng hộ các ứng cử viên của OIF vào các cơ quan của Liên Hiệp quốc trong thời gian tới.

Báo cáo “Chương trình nghị sự chung của chúng ta” của Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc được đưa ra nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hiệp quốc, hướng tới 25 năm tới trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang đối phó với các thách thức lớn về hòa bình, an ninh, dịch bệnh và các vấn đề toàn cầu khác.

Báo cáo đưa ra nhiều đề xuất, sáng kiến lớn, đang thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo các nước thành viên Liên Hiệp quốc và các tổ chức quốc tế, khu vực khác./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gần 50 công dân Việt Nam nhập cảnh Ai Cập an toàn

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập đưa tổng cộng gần 50 công dân Việt Nam nhập cảnh Ai Cập an toàn và một số công dân đã về Việt Nam.

Gần 50 công dân Việt Nam nhập cảnh Ai Cập an toàn
Bệnh truyền nhiễm trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Vấn đề và giải pháp

Đó là chủ đề hội thảo khoa học cấp quốc gia do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố (Liên hiệp Hội) phối hợp với Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế, Hội Y tế công cộng và Y học dự phòng, Hội Truyền nhiễm thành phố tổ chức ngày 21/6 với sự tham gia của các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực y tế, môi trường và nông - lâm nghiệp trong và ngoài nước.

Bệnh truyền nhiễm trong bối cảnh biến đổi khí hậu Vấn đề và giải pháp
Return to top