Thế giới

Tìm thấy hạt vi nhựa trong cá khô một số nước châu Á

ClockThứ Năm, 05/05/2022 15:07
Các hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong các sản phẩm cá khô một số quốc gia ở châu Á, trong đó có Trung Quốc và Nhật Bản, theo một nghiên cứu được Đại học Tôn Trung Sơn của Đài Loan (NSYSU) thực hiện.

Giải quyết ô nhiễm nhựa ở châu ÁNikkei: Người tiêu dùng châu Á cần đi đầu trong việc từ bỏ bao bì nilonĐông Timor là quốc gia đầu tiên trên thế giới tái chế tất cả phế phẩm nhựaADB chi 5 tỷ USD cho cuộc chiến chống ô nhiễm biển ở châu Á - Thái Bình Dương

Cá khô là món ăn phổ biến ở nhiều nước châu Á - Ảnh chụp màn hình Taiwan News

Nhóm nghiên cứu do giáo sư Hung Ching Chang (Trường Khoa học biển của NSYSU) dẫn đầu đã nghiên cứu 14 lô cá khô biển từ 7 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á để xem xét các loại cá khô đang bị ô nhiễm như thế nào bởi hạt vi nhựa.

Kết quả cho thấy về nồng độ ô nhiễm nhựa, các mẫu cá từ Nhật Bản đứng đầu, tiếp theo là Trung Quốc, Sri Lanka.

Họ phát hiện một loại cá trích tròn được đánh bắt dọc theo bờ biển phía đông nam của Nhật Bản bị ô nhiễm nặng nhất trong số các mẫu được nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu của NSYSU cho rằng, kết quả này là do các vùng biển Đông Bắc Á xung quanh Nhật Bản là điểm nóng của tình trạng ô nhiễm do hạt vi nhựa. Đây là khu vực có nồng độ hạt vi nhựa cao hơn hẳn so với các vùng biển còn lại trên thế giới.

Theo nghiên cứu, 75,9% mẫu của các loài cá trích tròn từ Nhật Bản (tên gọi chính thức là Etrumeus micropus) có chứa hạt vi nhựa. Một lô cá trích tròn của Nhật Bản có số lượng vi nhựa trung bình trên một gam cá khô là 0,56, cao nhất trong các mẫu nghiên cứu.

Con số đó vượt xa mẫu cá cát khô Thái Bình Dương lấy ở Trung Quốc, với 40% mẫu có chứa vi hạt nhựa.

Các loài khác được nghiên cứu công bố có hạt vi nhựa là cá trích tròn thân mỏng từ Sri Lanka (30%), cá cơm mũi ngắn từ Hàn Quốc (12,5%) và các loài cá trích tròn nói chung từ Đài Loan (3,2%) và Thái Lan (0,2%).

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Hung trình bày kết quả nghiên cứu ngày 2-5 - Ảnh: FOCUS TAIWAN

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng loại polymer nhiều nhất được tìm thấy trong các mẫu cá khô là polyethylene, vốn thường được sử dụng để sản xuất túi nhựa, chai và bình sữa.

"Nghiên cứu này rất quan trọng vì cá khô biển là một món ăn phổ biến ở các nước châu Á", trang Taiwan News dẫn lời giáo sư Hung, nhận định.

Trước mắt, theo ông Hung, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá tác động thực tế đến sức khỏe con người nếu ăn phải những loại cá khô nhiễm vi nhựa. Các nghiên cứu đó có thể góp phần xây dựng, cập nhật các quy định mới về an toàn thủy sản.

Hạt vi nhựa là thuật ngữ được đưa ra bởi nhà nghiên cứu về hệ sinh thái biển và đại dương Richard Thompson vào năm 2004, trong đó ông mô tả đây là các hạt có “đường kính nhỏ hơn 5mm”.

Kể từ đó, các nhà khoa học đã tìm thấy hạt vi nhựa ở khắp mọi nơi từ các đại dương lớn trên thế giới, trong băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực, trong động vật có vỏ, muối ăn, nước uống.

Vào tháng 3-2022, các nhà khoa học tại Đại học Vrije Universiteit (Amsterdam, Hà Lan) đã công bố một phát hiện chấn động khi các hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong máu người. Một nửa số mẫu máu trong nghiên cứu chứa nhựa PET, loại nhựa thường được sử dụng trong chai đựng đồ uống.

Ngoài ra, 1/3 mẫu chứa polystyrene, loại nhựa được sử dụng để đóng gói thực phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác, 1/4 số mẫu chứa polyetylen - loại nhựa trong túi nilông.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
Return to top