ClockThứ Năm, 20/09/2018 06:56

Tương lai ngành dịch vụ tài chính ở ASEAN

TTH.VN - Khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 tràn vào châu Á, nhiều nhà quan sát lúc đó cho rằng một số nước bị ảnh hưởng sẽ khó có thể hồi phục hoàn toàn.

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 4Việt Nam, Hàn Quốc thảo luận tăng cường hợp tác tài chínhChâu Âu muốn ngăn dịch vụ tài chính Anh sau Brexit

Công nghệ tài chính trong khu vực ASEAN có nhiều bước tiến lớn. Ảnh: DNA

Đông Nam Á là một trong những “nạn nhân” của cuộc khủng hoảng này, trong đó Indonesia và Thái Lan là những quốc gia chịu tác động nghiêm trọng nhất. Đồng tiền của cả hai quốc gia này bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công đầu cơ làm giảm giá trị nghiêm trọng, buộc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phải can thiệp và cung cấp gói cứu trợ lên tới 43 tỷ USD cho cả hai nước.

Tuy nhiên, 20 năm trôi qua, và khu vực này đã phát triển mạnh mẽ với một nền kinh tế chung. 10 quốc gia thành viên tạo nên ASEAN hiện nay có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tổng cộng 2,4 nghìn tỷ USD, và là nền kinh tế lớn thứ 3 phát triển nhanh nhất châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Cuộc khủng hoảng tài chính lan truyền khu vực đã được xem như một cơ hội, trong đó hầu hết các nước đã xây dựng được nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế.

Phát triển mảng dịch vụ tài chính

Một trong những động lực tăng trưởng của khu vực này được cho là nhờ sự gia tăng của mảng dịch vụ tài chính. Kể từ năm 2005, các dịch vụ tài chính đã phát triển nhanh chóng. Chỉ trong vòng 10 năm, khu vực này đã đóng góp hơn 20 tỷ USD cho các nền kinh tế Philippines, Thái Lan, Singapore và Indonesia.

Theo ASEAN Post, Singapore luôn dẫn đầu trong các dịch vụ tài chính của khu vực, tuy nhiên hiện nay, nhiều quốc gia khác cũng đang nhanh chóng bắt kịp. Năm 2016, Indonesia đã có bước tiến nhảy vọt khi vượt qua Singapore để trở thành thị trường dịch vụ tài chính lớn nhất ở ASEAN về mặt tổng giá trị tài chính gia tăng (GVA).

Theo báo cáo của công ty kiểm toán PwC, bất chấp sự gia tăng của dịch vụ tài chính từ năm 2005 đến năm 2016, lĩnh vực này dự kiến ​​sẽ tăng trưởng chậm lại trong những năm tới. Điều này không có nghĩa là không tăng trưởng, chỉ là sự tăng trưởng của ngành dịch vụ tài chính sẽ không nhanh như trước đây. PwC dự đoán rằng lĩnh vực dịch vụ tài chính trong ASEAN vẫn được kỳ vọng sẽ vượt xa các thị trường trưởng thành hơn.

Các chuyên gia cho rằng, sự tăng trưởng của ngành dịch vụ tài chính được thúc đẩy bởi 3 yếu tố chính: sự gia tăng trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng, sự tiến bộ của fintech (công nghệ tài chính), và ASEAN tiếp tục tiến trình hội nhập.

Khi nền kinh tế của ASEAN tiếp tục phát triển, các tầng lớp trung lưu trong khu vực cũng tăng lên. Hiện nay, có 87 triệu hộ gia đình trung lưu ở Đông Nam Á và con số này dự kiến ​​sẽ đạt 116 triệu vào năm 2020. Sự gia tăng thu nhập ròng của nhóm công dân này sẽ làm tăng nhu cầu về các công cụ tài chính có thể tạo thuận lợi cho việc mua bán dịch vụ và sản phẩm có giá trị cao.

Nắm bắt được nhu cầu về dịch vụ tài chính, nhiều công ty fintech đã bắt đầu thiết lập các chi nhánh trong khu vực. Điều này, kết hợp với việc sử dụng điện thoại thông minh và tiếp cận Internet ngày càng tăng của khu vực, các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số chắc chắn sẽ tăng trưởng theo cấp luỹ thừa.

Thách thức

Tương lai của ngành dịch vụ tài chính trong ASEAN dự kiến sẽ rất tươi sáng, tuy nhiên vẫn còn một số trở ngại cần phải vượt qua. Một trong những vấn đề lớn là thiếu tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và quản lý tài sản. Indonesia, Philippines, Việt Nam và Campuchia đều khá tụt hậu so với so với Thái Lan, Malaysia và Singapore trong các dịch vụ ngân hàng. Sự gia tăng của ví điện tử và dịch vụ kỹ thuật số có thể giúp người dân các quốc gia này không cần đến ngân hàng, nhưng các dịch vụ đó chỉ có thể làm được đến vậy. Nếu không có cơ sở hạ tầng ngân hàng và tài chính phù hợp, việc tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người dân sẽ vẫn ở mức thấp.

Việc thiếu khả năng tiếp cận tài chính cũng sẽ tạo ra các vấn đề khác cho ngành dịch vụ tài chính. Ngành dịch vụ tài chính chủ yếu dựa vào các giao dịch không dùng tiền mặt, có thể là kỹ thuật số hoặc thông qua ghi nợ và tín dụng. Vì nhiều người trong khu vực không có khả năng tiếp cận tài chính, điều này tạo ra một xã hội vẫn thích dùng tiền mặt để thanh toán. Báo cáo của PwC nhấn mạnh 3 thách thức chính để chuyển từ tiền mặt sang thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng bao gồm: thiếu điểm phân phối hàng hoá (POS), khả năng tương tác thấp và khối lượng thanh toán thấp.

Hiện nay, mảng dịch vụ tài chính của khu vực có tất cả các yếu tố phù hợp để phát triển, nhưng vẫn còn những khoảng trống lớn cần phải được lấp đầy. Tuy nhiên, đó không phải là trách nhiệm của riêng một thực thể cụ thể nào - chẳng hạn như các chính phủ hoặc ngân hàng, mà đối với mỗi thành viên trong hệ sinh thái này đều có vai trò để đảm bảo sự tăng trưởng liên tục.

BẢO NGHI (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhận định, một hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện trải dài khắp tất cả các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính là chìa khóa để tạo nên mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khối khu vực.

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực
ASEAN bàn về tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2045

Năm nay sẽ là năm có nhiều sự kiện đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bên cạnh địa chính trị vẫn còn nhiều phức tạp, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 sẽ sẵn sàng ra mắt vào tháng 5/2025, trong đó sẽ vạch ra lộ trình cho 770 triệu dân trong khu vực trong hai thập kỷ tới.

ASEAN bàn về tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2045

TIN MỚI

Return to top