|
Một nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN |
Sáng kiến này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty Nhật Bản thâm nhập vào các quốc gia này, bằng cách khuyến khích việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản.
Theo chương trình phát triển nói trên, cán bộ hành chính từ các quốc gia thành viên ASEAN sẽ được mời đến Nhật Bản để tham dự buổi diễn thuyết bởi những chuyên gia đến từ khu vực công và tư của Nhật Bản và Mỹ.
Cụ thể, các cán bộ sẽ được đào tạo về tiêu chuẩn và quy định an toàn của Nhật Bản và Mỹ để vận hành các nhà máy điện hạt nhân và khí đốt tự nhiên hóa lỏng.
Nhật Bản cũng hy vọng sẽ đóng góp vào nỗ lực phi carbon hóa của các quốc gia này thông qua việc cung cấp các công nghệ tiên tiến. Chính phủ nước này đã phân bổ khoảng 150 tỷ yên trong ngân sách bổ sung tài khóa 2024, làm chi phí để tăng cường hợp tác với nhóm các quốc gia mới nổi và đang phát triển, được gọi là các quốc gia Nam bán cầu, bao gồm các thành viên ASEAN và Ấn Độ.
Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Nam bán cầu trong việc duy trì trật tự quốc tế tự do và cởi mở. Hồi tháng 6 năm ngoái, chính phủ Nhật Bản đã quyết định chính sách tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia Nam bán cầu. Theo chính sách này, các quốc gia Nam bán cầu được định vị là những đối tác trong việc tạo ra một xã hội kinh tế của tương lai. Chính sách này cũng bao gồm việc tích cực hỗ trợ các công ty đầu tư vào những lĩnh vực như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và khử carbon.
THANH NGÂN (Lược dịch từ ANN & The Japan News)