ClockThứ Sáu, 27/04/2018 21:39

Thành công và thách thức trong tiến trình hội nhập của ASEAN

TTH - Kể từ khi chính thức thành lập vào ngày 8/8/1967, ASEAN đã có những bước tiến to lớn trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên đến 2,5 nghìn tỷ USD, hiện ASEAN đang là khu vực có nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới và tham vọng sẽ vươn lên vị trí thứ 4 vào năm 2025.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32: ASEAN cần đẩy mạnh hội nhập khu vựcASEAN hướng đến thực hiện tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp QuốcASEAN-EU thúc đẩy hợp tác an ninh truyền thống và phi truyền thốngASEAN trong kỳ vọng của thế giớiTrung tâm ASEAN-Nhật Bản xúc tiến thương mại dịch vụ du lịch ASEAN

Sự nỗ lực của các nước thành viên là điều kiện tiên quyết không thể tách rời trong tiến trình hội nhập của ASEAN. Ảnh: The ASEAN Post

Trong tiến trình hội nhập của ASEAN, việc thành lập và triển khai Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được xem là một trong những sáng kiến quan trọng nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho 10 nước thành viên tiến đến hợp tác, hội nhập dễ dàng. Xét về thành công, kết quả rõ ràng nhất là giá trị GDP tích lũy trong khu vực của ASEAN đang ngày càng tăng. Ngoài ra, sự phát triển của cơ sở hạ tầng khu vực dựa trên nguyên tắc phối hợp, học hỏi lẫn nhau giữa các nước thành viên cũng tạo nên nhiều thành quả tích cực.

Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức bao gồm: chi tiêu dành cho phát triển còn quá thấp, dẫn đến khó khăn trong công tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy thịnh vượng chung và chịu tác động mạnh của biến động tài chính toàn cầu… Do đó, chính phủ các nước cần tập trung đề ra đường lối chính sách phù hợp nhằm tăng cường chính sách thúc đẩy các dự án thương mại khả thi và tạo động lực cho đà phát triển của khu vực trong tương lai.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận dụng cơ hội & vượt qua thách thức

Đúng 20 ngày sau khi Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và 10 ngày trước khi lễ công bố được tổ chức, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) tổ chức Tọa đàm khoa học "Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương". Tôi nghĩ, đó là một việc làm cần thiết khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa vào nền tảng văn hóa, di sản để phát triển.

Tận dụng cơ hội  vượt qua thách thức

TIN MỚI

Return to top