ClockThứ Tư, 30/01/2019 09:46

Rộn ràng không khí đón Tết Việt trên đất Pháp

Là sự kiện giới thiệu ngày Tết truyền thống, cùng những nét văn hoá đặc sắc của Việt Nam, “Về Nantes ăn Tết” đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng nhiều người Việt tại Pháp và những người Pháp yêu mến Việt Nam nhân dịp Tết đến Xuân về.

Cộng đồng người Việt ở các bang miền Tây Canada hân hoan đón Tết cổ truyềnNgười dân Trung Quốc bắt đầu cuộc di cư rầm rộ về quê ăn tếtXuân Kỷ Hợi 2019 đến sớm trên 'xứ sở lá phong'

Điệu múa lân truyền thống được trình diễn trên sân khấu của chương trình “Về Nantes ăn Tết”.

Ngày 26/1/2019, tại Salle Festive Nantes Nord, 73 Bout de Landes, thành phố Nantes, Pháp, hội ART SPACE liên kết với Hội Hữu nghị Việt Nam Loire - Atlantique (AVLA) và Hội sinh viên Việt Nam tại Nantes (AEVN), tổ chức sự kiện “Về Nantes ăn Tết” để giới thiệu ngày Tết truyền thống, cùng những nét văn hoá đặc sắc của Việt Nam tới cộng đồng người Việt tại Pháp và những người Pháp yêu mến Việt Nam. Sự kiện bao gồm chợ Tết truyền thống bày bán các món ăn đường phố, trò chơi dân gian, hoa quả và mứt Tết…cùng chương trình nghệ thuật đặc sắc giới thiệu âm nhạc Việt Nam và thế giới.

Chương trình đã thành công trong việc thu hút sự chú ý và quan tâm của bạn bè quốc tế, với gần 1.000 lượt người ước tính tới tham quan chợ Tết và gần 500 người đăng ký dự buổi trình diễn âm nhạc, trong đó đa số là những người Pháp yêu mến văn hoá Việt. Rất nhiều gia đình đã di chuyển từ các thành phố khác như Paris, Angers, Rennes, Lorient, Pellerin…thậm chí từ Lyon (cách hơn 1.000 km) để tới Nantes tham dự chương trình Tết

“Về Nantes ăn Tết” là chương trình giới thiệu nét đẹp của âm nhạc Việt Nam và đề cao sự giao thoa văn hoá Việt - Pháp. Không giống với tất cả các chương trình giới thiệu ngày Tết cổ truyền từ trước đến nay tại Nantes nói riêng và tại Pháp nói chung, “Về Nantes ăn Tết” mang tới những sắc màu tươi mới của âm nhạc Việt Nam và thế giới, nhưng vẫn không mất đi hơi thở truyền thống. Chương trình là cuộc hành trình thú vị bằng âm thanh và những điệu múa rộn ràng, giúp người xem khám phá những nét đẹp của văn hoá Việt và ngày Tết cổ truyền.

Các tiết mục nghệ thuật có sự tham gia của cả người Việt Nam và người nước ngoài.

Có thể kể đến các loại hình nghệ thuật phong phú được giới thiệu trong chương trình, như  điệu múa dân gian “Mừng nhà mới" của dân tộc Khơ Mú, nghệ thuật Chầu Văn, các ca khúc nhạc pop mang hơi thở âm nhạc hiện đại, các ca khúc về Tết hay nhất và mới nhất của Việt Nam…

Là một trong những điểm nhấn ấn tượng nhất, vở nhạc kịch “Làng của người Khơ Mú” sử dụng điệu múa “mừng nhà mới” độc đáo của người Khơ Mú. Lần đầu tiên được công diễn trên sân khấu của “Về Nantes ăn Tết”, vở nhạc kịch là bản hoà ca giao thoa văn hoá Việt - Pháp, trong đó sử dụng cả chất liệu âm nhạc dân gian và hiện đại của Việt Nam, phụ trợ bởi âm nhạc Pháp, đi kèm với múa dân gian, nhảy hiện đại kết hợp với võ cổ truyền Minh Long Võ Đạo. Vở nhạc kịch có sự tham gia của gần 60 diễn viên không chuyên mang quốc tịch Việt – Pháp.

Được đánh giá là một trong những sự kiện cộng đồng lớn và qui mô nhất mang hình ảnh ngày Tết cổ truyền Việt Nam tới giới thiệu với bạn bè Pháp, “Về Nantes ăn Tết” đã thành công trong việc huy động được sự tham gia đông đảo của hơn 120 nghệ sĩ không chuyên, trong đó có gần 70 sinh viên đến từ khắp các thành phố trên nước Pháp cùng hơn 50 trẻ em người Việt và người Pháp. Có thể nói đây là một trong những chương trình nghệ thuật và văn hoá Việt quy mô, tập hợp được đông đảo sinh viên Việt Nam tại Pháp tham gia nhất từ trước đến nay.

Virginie Fontaine, một trong những tình nguyện viên người Pháp tham gia chương trình cho biết: “Gia đình chúng tôi không có ai là người Việt nhưng tôi có rất nhiều bạn bè là người Việt, điều đó khiến tôi có cảm tình và yêu mến đất nước cũng như văn hoá của các bạn. Con trai 8 tuổi và con gái 6 tuổi của tôi cũng rất thích và đã nhiều lần tham gia biểu diễn các điệu múa và các bài hát tiếng Việt. Các cháu thậm chí còn thuộc lời một vài bài hát tiếng Việt, như Bống bống bang bang. Rõ ràng âm nhạc đã khiến những người không quen biết, khác quốc tịch, khác màu da tiến lại gần với nhau hơn và thêm yêu mến nhau”.

Một số hình ảnh trong chương trình “Về Nantes ăn Tết”:

Theo Dantri

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chính thức mở cửa Học viện WHO tại Pháp:
Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu

Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 19/12 đưa tin, Học viện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thành phố Lyon, Pháp vừa chính thức mở cửa. Học viện sẽ góp phần đào tạo lực lượng lao động y tế tốt hơn trên toàn thế giới, thông qua chương trình đào tạo trọn đời mạnh mẽ nhất từng được thiết kế trong lĩnh vực y tế công cộng.

Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top