ClockThứ Sáu, 04/01/2019 15:06

Ngày Chữ nổi Thế giới chính thức đầu tiên được tổ chức

TTH.VN - Nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chữ nổi (chữ Braille) cho khoảng 1,3 tỷ người sống với một số dạng suy giảm thị lực, vào hôm nay (4/1), Liên Hiệp quốc (LHQ) tổ chức Ngày Chữ nổi Thế giới chính thức đầu tiên.

Kỷ niệm ngày quốc tế người khuyết tật (3/12)Chuyên gia Mỹ: Việt Nam có quyết tâm cao nhằm bảo vệ quyền lợi của người khuyết tậtNhật Bản yêu cầu các hãng hàng không tăng cường hỗ trợ người dùng xe lănUNDP kêu gọi các quốc gia hợp tác vì quyền bình đẳng cho người khuyết tật

Ngày Chữ nổi Thế giới được tổ chức vào ngày 4/1 hàng năm. Ảnh: Twitter

Ngày Chữ nổi Thế giới được Đại hội đồng LHQ tuyên bố hồi tháng 11 năm ngoái, như một phương tiện để thực hiện đầy đủ quyền con người của những người khiếm thị và khiếm khuyết một phần thị giác, đồng thời đưa ngôn ngữ viết lên hàng đầu như một điều kiện tiên quyết để thúc đẩy quyền tự do cơ bản.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo, những người khiếm thị có nhiều khả năng phải đối mặt với tỷ lệ nghèo đói và thiệt thòi cao hơn những người bình thường.

Trên khắp thế giới, 39 triệu người bị mù và 253 triệu người bị một số loại suy giảm thị lực. Chữ nổi giúp họ có thể đọc những cuốn sách và các ấn phẩm định kỳ.

Sáu dấu chấm đại diện cho mỗi chữ cái, con số, thậm chí các ký hiệu âm nhạc và toán học, cho phép việc truyền đạt những thông tin quan trọng được viết để đảm bảo năng lực, tính độc lập và bình đẳng.

Công ước Quốc tế về các Quyền của Người Khuyết tật (CPRD) khẳng định, chữ nổi như một phương tiện giao tiếp; và coi đó là điều cần thiết trong giáo dục, tự do ngôn luận và ý kiến, tiếp cận thông tin và hòa nhập xã hội cho những người sử dụng nó.

Để thúc đẩy các xã hội có thể tiếp cận và bao gồm người khuyết tật hơn, LHQ đã đưa ra báo cáo đầu tiên về khuyết tật và phát triển vào năm ngoái, trùng với Ngày Quốc tế về Người khuyết tật (3/12). Trong đó, Tổng thư ký LHQ António Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế tham gia vào việc lấp đầy các khoảng trống bao trùm.

“Hãy để chúng tôi tái khẳng định cam kết hợp tác vì một thế giới hòa nhập và công bằng, nơi các quyền của người khuyết tật được thực hiện đầy đủ”, ông António Guterres nhấn mạnh.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

Ngày 5/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Fédération Handicap International (Humanity & Inclusion) (HI) tại Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp" giai đoạn 2024-2027.

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ
Niềm tin của anh Mão

Luôn kiên trì và ham học hỏi, anh Trần Văn Mão (Phú An, Phú Vang) đã gặt hái nhiều thành công với nghề tẩm quất, trở thành tấm gương mẫu mực để nhiều hội viên khiếm thị noi theo.

Niềm tin của anh Mão
Giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển và khuyết tật

Nhằm nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển và trẻ khuyết tật trong các cơ sở giáo dục mầm non, từ ngày 7 đến 11/10, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho 300 cán bộ quản lý, giáo viên mầm non về kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục đối với trẻ có rối loạn phát triển và trẻ khuyết tật.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển và khuyết tật

TIN MỚI

Return to top