ClockChủ Nhật, 25/11/2018 14:57

Mật độ xương giảm ở các nạn nhân động đất-sóng thần Nhật Bản

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết, những người có nhà đã bị hư hại hoặc bị phá hủy trong thảm họa động đất và sóng thần xảy ra năm 2011 có mật độ xương suy giảm mạnh.

Indonesia: Palu đối mặt với khủng hoảng y tế sau động đất, sóng thầnHội nghị IMF-WB thảo luận về những rủi ro đe dọa kinh tế thế giớiLHQ: Biến đổi khí hậu gây tổn thất kinh tế ngày càng nghiêm trọngIMF quyên góp ủng hộ các nạn nhân động đất, sóng thần tại Indonesia

 

Hậu quả một vụ động đất ở Nhật Bản. Ảnh: Daily Express.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại trường đại học Tohoku, đã tiến hành kiểm tra điều kiện sức khỏe của hơn 7.600 người bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên nhiên kinh hoàng đó.

Những thay đổi trong cấu trúc mật độ xương đã được các nhà khoa học nghiên cứu trong một số năm vừa qua.

Cụ thể, ở Nhật, những người mà nhà cửa không bị hư hại, mật độ xương của họ suy giảm trung bình 0,44%. Trong khi đó, những cư dân có nhà bị hư hại, mật độ xương giảm 0,73%. Còn những người có nhà bị phá hủy hoàn toàn hoặc hư hỏng phần lớn, mật độ xương giảm tới 0,92%.

Con người bắt đầu bị suy giảm mật độ xương ở độ tuổi 40. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng loãng xương và làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Sự thiếu hụt canxi và các loại vitamin, cùng với việc ít tập thể dục có thể dẫn đến sự suy giảm mật độ xương.

Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng, những thay đổi trong lối sống của người dân nằm sau những khác biệt về tỷ lệ suy giảm mật độ xương.

Những người đã buộc phải rời khỏi nhà của họ và đến ở tại các trung tâm sơ tán, hoặc nhà tạm thời, có xu hướng không thường xuyên ra ngoài. Các nhà nghiên cứu cảnh báo, việc ít tham gia các hoạt động xã hội cũng có thể dẫn đến các vấn đề khác đối với sức khỏe, chẳng hạn cao huyết áp và chứng xơ cứng động mạch.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top