ClockThứ Năm, 31/05/2018 15:49

Đại học châu Á tăng hạng danh tiếng toàn cầu

TTH.VN - Hãng thông tấn Nikkei ngày 31/5 đưa tin, các trường đại học ở khu vực châu Á đang tiếp tục nổi lên so với đại học phương Tây, theo kết quả một cuộc khảo sát toàn cầu được thực hiện trên hơn 10.000 học giả.

20 đại học hàng đầu thế giới theo xếp hạng của tạp chí AnhHàn Quốc chủ trì Hội nghị thượng đỉnh các trường đại học châu Á năm 2017ASEAN, EU trao đổi về các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại họcCải cách giáo dục châu Á tác động đến hệ thống giáo dục toàn cầu

Sinh viên tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore. Ảnh: Nikkei

Châu Á có 21 trường đại học lọt vào danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới. Trong số đó, 6 trường đại học ở Trung Quốc, 5 trường đại học ở Nhật Bản, 3 trường đại học ở Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), 3 trường đại học ở Hàn Quốc, 2 trường đại học ở Singapore, 1 trường đại học ở Ấn Độ và 1 trường đại học Đài Loan (Trung Quốc).

Danh sách do tạp chí Times Higher Education có trụ sở tại Vương quốc Anh biên soạn cũng lưu ý, các trường đại học ở Singapore đạt những bước tiến lớn nhất.

Theo đó, cả 2 trường đại học ở Singapore bao gồm Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) đều đạt được những thành tựu đáng chú ý, khi Đại học Quốc gia Singapore tăng 3 bậc lên vị trí thứ 24 và Đại học Công nghệ Nanyang nhảy vọt từ nhóm 81-90 lên nhóm 51-60.

Tuy nhiên, trong một danh sách được thống trị bởi các trường đại học ở Mỹ, ngôi trường đại học châu Á giành được vị trí tốt nhất, vị trí thứ 13 là Đại học Tokyo, dù trường này đã giảm 2 bậc so với năm 2017. Các đại diện khác đến từ châu Á lọt vào top 20 là các trường đại học Trung Quốc, gồm Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa.

Ông Phil Baty, Tổng biên tập xếp hạng toàn cầu của Times Higher Education cho rằng, trong khi Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa tạo nên sự nổi bật, những ngôi trường nổi tiếng khác từ Trung Quốc lại trượt khỏi danh sách; đồng thời những vị trí "vững chãi" trước đó của các trường đại học Nhật Bản dẫn đầu bảng xếp hạng châu Á lại "bị đe dọa nghiêm trọng".

Tạp chí Times Higher Education cho biết, bảng xếp hạng này dựa trên 10.162 phần trả lời từ các học giả trên khắp thế giới, khi cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 1-3 năm nay. Trong số đó, 32% học giả đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Australia, nơi có 3 trường đại học nằm trong top 100.

Vị trí các trường đại học châu Á trong bảng xếp hạng mới nhất của tạp chí Times Higher Education. Ảnh: Nikkei/Times Higher Education

Là xếp hạng dựa trên danh tiếng của các trường đại học, những vị trí đầu bảng được thống trị bởi một số trường đại học lâu đời nhất và được đánh giá cao nhất trên thế giới, với những cái tên nổi bật như Harvard, Stanford, Cambridge và Oxford, cùng với Viện Công nghệ Massachusetts chiếm giữ 5 vị trí đầu tiên.

Đáng chú ý, gần 1/2 tổng số những trường được liệt kê trong bảng xếp hạng là các trường đại học ở Mỹ, với 44 trường đại học. "Các trường đại học ở Mỹ vẫn được đánh giá cao nhất trên thế giới", tạp chí Times Higher Education khẳng định.

Những phát hiện này có phần khác so với bảng xếp hạng tổng thể các trường đại học trên thế giới gần đây nhất do Times Higher Education công bố hồi tháng 9/2017. Trường đại học Harvard dẫn đầu bảng xếp hạng danh tiếng mới này, nhưng trước đó chỉ đứng ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng tổng thể của Times Higher Education, trong khi 2 vị trí dẫn đầu thuộc về Oxford và Cambridge, các trường đại học của Anh có niên đại từ thế kỷ 12 và 13.

Bảng xếp hạng thế giới rộng lớn hơn nói trên đã xếp hạng hơn 1.000 trường đại học, cũng lần đầu tiên đưa 3 trường đại học ở châu Á vào top 30. Trong đó, trường đại học châu Á được xếp hạng cao nhất là Đại học Quốc gia Singapore, dù trường này chỉ là trường châu Á được xếp hạng cao thứ 4 trong bảng xếp hạng danh tiếng mới.

Các kết quả khảo sát của tạp chí Times Higher Education và hồ sơ của các trường đại học khác cho thấy, các trường đại học châu Á đang mở rộng danh tiếng mạnh mẽ trong các lĩnh vực như: kỹ thuật, khoa học và toán học, với xếp hạng của Times Higher Education cũng khẳng định trường Đại học Quốc gia Singapore là nơi tốt thứ 7 trên thế giới để nghiên cứu kỹ thuật.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Nikkei & Times Higher Education)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xu hướng lạm phát toàn cầu năm 2025

Theo dự đoán của các chuyên gia phân tích, lạm phát trung bình toàn cầu năm 2025 sẽ thấp hơn tỷ lệ lạm phát năm 2024, mặc dù tốc độ sụt giảm sẽ chậm hơn so với năm 2024 và năm 2023. Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) cho rằng, giá thực phẩm và năng lượng thấp hơn sẽ kìm hãm giá cả trong năm 2025, mặc dù nhiều hạn chế thương mại toàn cầu có thể sẽ thúc đẩy lạm phát.

Xu hướng lạm phát toàn cầu năm 2025
Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng

Kể từ ngày 7/1, khi các vụ cháy rừng nghiêm trọng hoành hành khắp khu vực Los Angeles (Mỹ), hơn 100.000 người đã phải tuân theo lệnh sơ tán bắt buộc. Ước tính ban đầu cho thấy, tổn thất được hưởng bảo hiểm có thể lên tới 20 tỷ USD và tổng thiệt hại kinh tế có khả năng sẽ chạm mốc 57 tỷ USD.

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

TIN MỚI

Return to top