Thế giới
Mất việc làm trong đại dịch ở Đông Nam Á:

Thanh niên và phụ nữ là nhóm dễ bị tổn thương nhất

ClockThứ Sáu, 17/12/2021 08:18
TTH.VN - Theo một báo cáo được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 16/12, thanh niên và phụ nữ ở khu vực Đông Nam Á phải gánh chịu gánh nặng của tình trạng mất việc làm trong đại dịch COVID-19.

Châu Á: Gần 1/3 số việc làm bị mất đi liên quan đến ngành du lịchOECD: COVID-19 đã “xoá sổ” 22 triệu việc làm ở các nước tiên tiến

Lao động nữ nằm trong số những nhóm dễ bị tổn thương nhất bởi đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, báo cáo của ADB phát hiện rằng, những người từ 15-24 tuổi, vốn chiếm chưa đến 15% lực lượng lao động ở Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, đã chiếm lên tới 45% việc làm bị mất đi trong giai đoạn cao điểm của đại dịch hồi năm 2020.

Tại Thái Lan, phụ nữ chiếm 60% tổng số việc làm bị mất đi, bao gồm 90% trong lĩnh vực sản xuất trong quý II năm 2020.

Bên cạnh đó, đại dịch cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng giữa lao động có tay nghề và lao động phổ thông, tác động đến những lao động có kỹ năng thấp, cũng như lao động có trình độ trung bình.

Lao động phi chính thức, lao động tự do, lao động tạm thời và lao động di cư nằm trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất.

Báo cáo của ADB xem xét đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến thị trường lao động ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam kể từ khi đại dịch bùng phát. Qua đó, giúp các nhà hoạch định chính sách xác định các ưu tiên, cũng như những hạn chế và cơ hội để phát triển và thực hiện các chiến lược thị trường lao động hiệu quả trong quá trình phục hồi kinh tế và hơn thế nữa.

Cũng theo ADB, khu vực Đông Nam Á đã bị ảnh hưởng nặng nề trong quý II năm 2020; khi các biện pháp kiểm soát của Chính phủ ở mức nghiêm ngặt nhất; trong thời gian đó, cứ 5 lao động ở Philippines thì có 1 người bị mất việc làm, hoặc rời bỏ lực lượng lao động hoàn toàn.

Bà Ayako Inagaki, Giám đốc Phát triển Con người và Xã hội của ADB khu vực Đông Nam Á nhận định: “Các quốc gia cần tăng cường đầu tư vào vốn con người và huy động những nguồn lực trong nước, nhằm xây dựng các chương trình bảo trợ xã hội bền vững, bao trùm; đồng thời tăng cường đóng góp cho bảo hiểm xã hội”.        

Báo cáo nói thêm, lao động trẻ có nhiều khả năng mất việc làm hơn, chủ yếu do họ chiếm ưu thế trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, chẳng hạn như khách sạn và nhà hàng, cũng như thương mại bán buôn và bán lẻ.

Trong khi đó, phụ nữ, ở tất cả các quốc gia được nghiên cứu trong báo cáo và trên tất cả các nhóm tuổi, có nhiều khả năng rời khỏi lực lượng lao động hơn, chủ yếu để chăm sóc gia đình trong thời gian xảy ra đại dịch.

Phụ nữ tái gia nhập lực lượng lao động vào đầu năm 2021 chủ yếu là lao động tự do hoặc trong khu vực phi chính thức, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của họ về lâu dài, báo cáo của ADB nói thêm.

Lê Thảo (Lược dịch từ adb.org)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bốn mùa tình nguyện

Không kể mùa đông hay mùa hạ, mùa nắng hay mùa mưa, dấu chân tình nguyện của tuổi trẻ Huế đã đem đến cho đồng bào những con đường sáng, những ngôi nhà tinh tươm, những mảnh vườn được vun xới... Với những chàng trai, cô gái trẻ, đó là hành trình được cống hiến, được trưởng thành.

Bốn mùa tình nguyện
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Return to top