Thế giới

Tận dụng thế mạnh của kháng sinh để cứu trẻ sơ sinh khỏi nhiễm trùng

ClockThứ Sáu, 29/11/2024 06:26
TTH - Trong nửa thế kỷ qua, số trẻ em tử vong trước khi lên 5 tuổi đã giảm đáng kể, từ khoảng 20 triệu trẻ em vào năm 1960 xuống còn 4,9 triệu trẻ em vào năm 2022, phần lớn là nhờ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia (EPI).

Các sáng kiến về kháng thuốc trở thành tâm điểmSử dụng vaccine tốt hơn có thể giảm 2,5 tỷ liều kháng sinh mỗi nămWHO kêu gọi hành động để giải quyết vấn nạn kháng thuốc kháng sinh toàn cầu

 Cần thúc đẩy phát triển các loại kháng sinh mới an toàn và hiệu quả cho trẻ em. Ảnh minh họa: Medlatec

Trong khi những tiến bộ như vậy đáng được ăn mừng, hiện vẫn còn nhiều việc phải làm vì mỗi năm trẻ sơ sinh chiếm một nửa số ca tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi, nhiều trong số đó là do nhiễm trùng.

So với trẻ dưới 5 tuổi, tiến trình giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã chậm hơn nhiều và thậm chí trong những thập kỷ gần đây, tiến trình này đã bắt đầu đình trệ, bất chấp đã giảm đáng kể tình trạng lây nhiễm HIV, giang mai và viêm gan từ mẹ sang con. Chiếm khá nhiều trong tổng số ca tử vong này là do nhiễm trùng vì vi khuẩn có thể điều trị được, nhưng không được điều trị.

Được biết, trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị nhiễm trùng trong 28 ngày đầu đời. Theo các chuyên gia, có thể ngăn ngừa một số loại nhiễm trùng thông qua phòng ngừa và kiểm soát bệnh; tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch, vệ sinh và vaccine. Tuy nhiên, đối với loại bệnh không thể phòng ngừa được, cần phải dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa các biến chứng như nhiễm trùng đường huyết, vốn ảnh hưởng đến 3 triệu trẻ em/năm.

Đáng lo ngại là hầu hết các quốc gia châu Phi đều không tiếp cận được với các loại kháng sinh hiện có và kháng sinh mới. Điều này khiến trẻ sơ sinh vốn đã dễ bị tổn thương lại có nguy cơ tử vong do các bệnh nhiễm trùng có thể điều trị được tăng cao hơn. Tình trạng thiếu hụt thuốc kháng sinh phần lớn là do các công ty dược phẩm liên tục rút khỏi thị trường vì lợi nhuận thấp. Tương tự, các loại kháng sinh mới thường chỉ được bán ở các nước giàu hoặc được bán ra với mức giá vượt quá khả năng chi trả của hầu hết chính phủ và công dân châu Phi.

Trong trường hợp các bác sĩ không thể tiếp cận đúng loại kháng sinh tốt, họ thường chuyển sang kê đơn các loại thuốc chuyên khoa. Những loại thuốc này có thể kém hiệu quả hơn và việc phụ thuộc vào chúng có thể khiến bệnh nhân tăng nguy cơ kháng thuốc, về lâu dài sẽ làm việc điều trị nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn.

Hậu quả là trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 1 trong 5 số ca tử vong do nhiễm trùng kháng thuốc, với 99,7% trong số đó sống ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.

Đứng trước vấn nạn này, nhìn chung không có quốc gia nào có thể giải quyết vấn đề một mình. Để đảm bảo rằng tất cả trẻ sơ sinh được bảo vệ khỏi nhiễm trùng, đòi hỏi một sáng kiến toàn cầu quy mô như EPI để giúp các nước đang phát triển xây dựng năng lực và giám sát, xác định các loại kháng sinh cần thiết và củng cố hệ thống y tế của các quốc gia. Quan trọng không kém, cần tăng đáng kể tính khả dụng của các loại kháng sinh hiện có và thúc đẩy sự phát triển của các loại kháng sinh mới an toàn và hiệu quả cho trẻ em. Cả hai mệnh lệnh đều đòi hỏi phải ưu tiên sức khỏe cộng đồng hơn lợi nhuận.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ Bangkok Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN cần tận dụng thương mại, du lịch và số hóa để tăng trưởng bền vững

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần tận dụng thương mại, du lịch và số hóa để thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, theo nhận định của bà Sanchita Basu-Das, chuyên gia kinh tế tại Ban Hợp tác và hội nhập khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

ASEAN cần tận dụng thương mại, du lịch và số hóa để tăng trưởng bền vững
Tận dụng cơ hội & vượt qua thách thức

Đúng 20 ngày sau khi Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và 10 ngày trước khi lễ công bố được tổ chức, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) tổ chức Tọa đàm khoa học "Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương". Tôi nghĩ, đó là một việc làm cần thiết khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa vào nền tảng văn hóa, di sản để phát triển.

Tận dụng cơ hội  vượt qua thách thức
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Return to top