Thế giới
Chỉ số Cạnh tranh Nhân tài Toàn cầu năm 2022:

Singapore trở thành quốc gia châu Á duy nhất lọt top 20

ClockThứ Sáu, 04/11/2022 07:16
TTH.VN - Theo bảng xếp hạng Chỉ số Cạnh tranh Nhân tài Toàn cầu năm 2022 được công bố vào ngày 3/11, Singapore là quốc gia châu Á duy nhất lọt vào top 20, và được xếp ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng 133 quốc gia trên khắp thế giới, chỉ sau Thụy Sĩ.

BUSINESS TIMES: Việt Nam vẫn là “thỏi nam châm” thu hút đầu tưTokyo nhắm mục tiêu dẫn đầu danh sách Chỉ số sức mạnh thành phố toàn cầuĐan Mạch dẫn đầu bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh kỹ thuật số

Người dân đi bộ trên một con đường ở Singapore. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Bảng xếp hạng mới nhất được xuất bản bởi Trường Kinh doanh Insead và Viện Portulans có trụ sở tại Washington (Mỹ). Trong đó, 133 quốc gia được xếp hạng đóng góp 98% sản lượng kinh tế thế giới, đồng thời chiếm hơn 93% dân số toàn cầu.

Các tác giả cho biết thêm, bảng xếp hạng nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư và nhà tuyển dụng hiểu được những xu hướng lao động từ một góc độ toàn cầu.

Kể từ lần đầu tiên chỉ số này được công bố hồi năm 2013, Singapore đã luôn giành vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng thường niên; ngoại trừ năm 2020, khi quốc gia này tụt một bậc xếp hạng.

Bên cạnh đó, báo cáo năm nay cũng đưa ra một bảng xếp hạng dành cho các thành phố trên thế giới. Trong đó, thành phố Singapore đứng thứ 6, sau các thành phố của Mỹ là San Francisco, Boston, Seattle; và các thành phố của Thụy Sĩ gồm Zurich và Lausanne. Đáng chú ý, một lần nữa, Singapore cũng là thành phố châu Á duy nhất lọt vào top 20 của bảng xếp hạng các thành phố.

Ông Helmi Yusoff, chuyên gia đến từ Công ty tư vấn toàn cầu Mercer nhận định: “Mặc dù những nghiên cứu như thế này rất rộng lớn, nhưng chúng cung cấp những hiểu biết hữu ích cho người lao động toàn cầu, những người đang muốn chuyển đến một quốc gia khác”.

Được biết, báo cáo năm nay dài 336 trang, được nghiên cứu dựa trên 69 biến số kinh tế vĩ mô và cấp độ quốc gia, đồng thời đánh giá cách các quốc gia thu hút nhân tài nước ngoài, hỗ trợ người lao động địa phương trong môi trường kinh doanh và quản lý, cũng như cách các quốc gia đào tạo người lao động và giữ chân họ…

Lê Thảo (Lược dịch từ The Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN

Hãng tin CNA dẫn lời Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết, tình hình địa chính trị phức tạp là động lực “mạnh mẽ và to lớn”, thúc đẩy các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường quan hệ hợp tác và mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia có thể là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu này.

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Return to top