Thế giới

Singapore cam kết tài trợ gần 5,9 triệu USD vật tư y tế cho kho dự trữ ASEAN

ClockThứ Ba, 26/10/2021 15:22
TTH.VN - Tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 vào sáng 26/10, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thông báo nước này sẽ đóng góp vật tư y tế trị giá 7,9 triệu đô la Singapore (tương đương 5,876 triệu USD) cho kho dự trữ ASEAN, như một phần hỗ trợ của nước này trong nỗ lực chung của ASEAN nhằm chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về sức khoẻ cộng đồng trong tương lai.

Singapore: Người chưa tiêm phòng COVID-19 sẽ không được vào trung tâm mua sắmSingapore tiêm phòng đầy đủ 80% dân số, tỉ lệ cao nhất thế giớiSingapore đang đi đúng hướng để đạt mục tiêu 80% tiêm chủng vaccine COVID-19Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tớiSingapore lên kế hoạch mở cửa với quốc tế cuối năm nay

Sân bay Changi của Singapore nỗ lực trở thành trung tâm phân phối vaccine COVID-19 cho khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Changi Airport Group

Trong phát biểu tại chuỗi hội nghị thượng đỉnh được tổ chức trực tuyến từ 26/10-28/10, ngoài việc bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với nỗ lực chung của ASEAN nhằm chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trong tương lai, Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh sự cần thiết của các quốc gia ASEAN phải làm việc cùng nhau để “vươn lên mạnh mẽ hơn và kiên cường hơn” từ đại dịch COVID-19.

Thủ tướng Singapore cũng kêu gọi các đối tác trong khu vực đẩy nhanh quá trình phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hiệp ước thương mại lớn nhất thế giới có sự tham gia của tất cả 10 thành viên ASEAN, cùng với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

Hiệp định đã được ký kết vào năm ngoái nhưng cần sự phê chuẩn của ít nhất 6 thành viên ASEAN và 3 thành viên khác ngoài khối. Singapore là quốc gia đầu tiên đã phê chuẩn hiệp định vào tháng 4/2021.

“Trong những thời điểm khó khăn này, chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để hội nhập kinh tế. RCEP sẽ thúc đẩy niềm tin vào thương mại và đầu tư trong khu vực, và đóng góp đáng kể vào quá trình phục hồi kinh tế của khu vực sau đại dịch”, ông Lý Hiển Long nhấn mạnh, đồng thời bày tỏ mong đợi tất cả các quốc gia thành viên ASEAN và các đối tác sẽ nhanh chóng phê chuẩn RCEP để thỏa thuận có hiệu lực vào tháng 1/2022 như kế hoạch. 

Trong bài phát biểu của mình, nhà lãnh đạo Singapore cũng kêu gọi các nước ASEAN từng bước mở cửa lại nền kinh tế và tiếp tục đi lại an toàn khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát. Theo ông, đây là một khía cạnh quan trọng của việc sống chung với COVID-19. Từ đó, Singapore hoan nghênh việc thông qua Khung hành lang đi lại ASEAN và phát triển các giải pháp kỹ thuật số có thể tương tác để cho phép việc đi lại được tiếp tục một cách an toàn.

Singapore cũng khuyến khích phát triển các chứng chỉ y tế kỹ thuật số và để các chứng chỉ đó được các nước công nhận lẫn nhau, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều cho việc đi lại.

Cải thiện khả năng tiếp cận với vaccine

Thủ tướng Lý Hiển Long cũng cho biết, với việc COVID-19 vẫn là một thách thức lớn sau gần 2 năm xảy ra đại dịch, các quốc gia ASEAN cần hợp tác hơn nữa để cải thiện khả năng tiếp cận với vaccine ngừa COVID-19, vì “vaccine rất quan trọng trong việc phá vỡ chuỗi lây truyền của virus, và quan trọng hơn là ngăn ngừa các ca bệnh nghiêm trọng và tử vong”.

“Với tư cách là đồng chủ tịch của Cơ sở Tiếp cận Toàn cầu vaccine COVID-19 (COVAX), Singapore cam kết mạnh mẽ với chủ nghĩa đa phương về vaccine và tiếp cận công bằng, bình đẳng đối với vaccine COVID-19 cho tất cả các quốc gia”, Thủ tướng Singapore nhấn mạnh.

Được biết, trong tháng trước, Singapore đã tài trợ toàn bộ hơn 122.000 liều vaccine ngừa COVID-19 mà nước này được phân bổ thông qua chương trình COVAX cho Batam và Quần đảo Riau ở Indonesia, đồng thời hoan nghênh quyết định của ASEAN sử dụng Quỹ Ứng phó ASEAN về COVID-19 để mua vaccine.

Để giúp phân phối nhanh chóng và công bằng vaccine COVID-19 trong khu vực, Singapore cũng đang tăng cường các dịch vụ hậu cần chuỗi cung ứng lạnh và mở rộng khả năng sản xuất vaccine, với ba cơ sở sản xuất mới của các công ty dược phẩm lớn như BioNTech, Sanofi và Thermo Fisher Scientific đang được triển khai.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Singapore cho rằng các quốc gia ASEAN phải nhìn về phía trước và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực tăng trưởng mới như số hóa và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

“COVID-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong kinh doanh và xã hội. Chúng ta nên khai thác các cơ chế hiện có như Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN để chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn một cách tốt nhất, nhằm sử dụng công nghệ và quy hoạch đô thị để cải thiện chất lượng cuộc sống và xây dựng một tương lai bền vững trên toàn khu vực”, tuy nhiên, “phụ thuộc hơn vào công nghệ cũng có nghĩa là chúng ta cần các biện pháp an ninh mạng mạnh mẽ hơn”, ông nói. Theo đó, cần tăng cường khả năng phục hồi của khu vực thông qua bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng và tiến hành các chương trình nâng cao năng lực.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ CNA)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN

Hãng tin CNA dẫn lời Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết, tình hình địa chính trị phức tạp là động lực “mạnh mẽ và to lớn”, thúc đẩy các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường quan hệ hợp tác và mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia có thể là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu này.

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Return to top