Thế giới

Những yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Nhật Bản

ClockThứ Tư, 08/06/2022 09:36
TTH.VN - Khách du lịch nước ngoài khi đến thăm Nhật Bản sẽ phải đeo khẩu trang, mua bảo hiểm y tế tư nhân và phải có người quản lý trong suốt thời gian lưu trú tại đây, chính phủ Nhật Bản tuyên bố vào ngày 7/6, khi nước này có kế hoạch dần mở cửa trở lại nền kinh tế sau 2 năm hạn chế bởi dịch COVID-19.

Nhật Bản sẽ đón khách du lịch theo tour từ ngày 10/6Nhật Bản bắt đầu mở cửa với người nước ngoàiSau 2 năm đóng cửa biên giới, Australia sẽ đón du khách trở lại từ 21/2Mỹ nâng khuyến cáo đi lại đến Nhật Bản lên mức cao nhất do COVID-19Nhật Bản: Thặng dư du lịch giảm hơn 89% trong năm tài chính 2020

Nhật Bản bắt đầu đón khách du lịch quốc tế trở lại. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN/Vietnam+

Từ ngày 10/6, Tổng cục Du lịch Nhật Bản (JTA) cho biết, chỉ những du khách đi theo tour trọn gói mới được phép nhập cảnh vào nước này trong giai đoạn đầu mở cửa trở lại. Những hướng dẫn viên của công ty du lịch đi cùng với du khách sẽ phải đảm bảo họ luôn đeo khẩu trang.

“Hướng dẫn viên du lịch nên thường xuyên nhắc nhở du khách trong tour về các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cần thiết, bao gồm đeo và tháo khẩu trang ở mỗi giai đoạn khác nhau trên hành trình tour. Ngay cả khi ở không gian ngoài trời, việc đeo khẩu trang vẫn nên được đảm bảo trong trường hợp mọi người giao tiếp với nhau”, JTA cho biết trong hướng dẫn của mình.

Trang CNA mới đây đăng tải, Nhật Bản đã áp đặt một số biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt nhất trên thế giới trong suốt thời gian đại dịch hoành hành nghiêm trọng, trong đó có việc cấm hầu hết những người không cư trú được nhập cảnh.

Khi hầu hết phần còn lại của thế giới đã mở cửa trở lại sau dịch COVID-19, Nhật Bản cũng đang nới lỏng các hạn chế và yêu cầu kiểm soát dịch do mình đặt ra.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã cam kết thực hiện các biện pháp biên giới phù hợp với nhiều quốc gia giàu có khác.

Gần đây, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu nới lỏng yêu cầu về khẩu trang cho công chúng, mặc dù thói quen đeo khẩu trang vẫn xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Giải thích cho vấn đề về thói quen này, trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, đeo khẩu trang tại Nhật Bản là để ngăn chặn sự lây lan của các loại virus gây bệnh và tránh phấn hoa.

Tháng trước, Nhật Bản đã triển khai “các tour du lịch thử nghiệm” của những nhóm du khách khoảng 50 người. Phần lớn trong số các du khách là đến từ các công ty lữ hành. Song một trong số những người tham gia tour đã cho kết quả dương tính với COVID-19.

Trước dịch, cụ thể là vào năm 2019, Nhật Bản đã đón 31,9 triệu lượt khách nước ngoài với mức chi tiêu của du khách tại đây là 4,81 nghìn tỷ Yen.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẵn sàng đón khách

Năm 2025, Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia với rất nhiều sự kiện, hoạt động đặc sắc, phấn đấu thu hút khoảng 4,8 - 5 triệu lượt khách du lịch. Để tạo ấn tượng và mang lại sự hài lòng cho du khách về những trải nghiệm ở Huế, các cơ sở lưu trú, nhà hàng ở Huế đã chủ động lên kế hoạch đón tiếp, chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ.

Sẵn sàng đón khách
Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Return to top