Thế giới

Nhật Bản sẵn sàng áp dụng biện pháp hạn chế đám đông leo núi Phú Sĩ

ClockThứ Sáu, 11/08/2023 15:45
TTH.VN - Các nhà chức trách Nhật Bản đang chuẩn bị để cuối tuần này, lần đầu tiên áp dụng các biện pháp kiểm soát đám đông trên núi Phú Sĩ khi kỳ nghỉ lễ sắp tới dự kiến sẽ có hàng ngàn người đổ xô đến leo núi, đôi khi họ sẽ không chuẩn bị kỹ lưỡng.

New Zealand đưa 6 thi thể rời khu vực có núi lửa phun tràoSiêu núi lửa Italy sắp thức giấc sau gần 500 nămBão Khanun khiến 1/3 hộ gia đình ở Okinawa rơi vào tình trạng mất điệnFed tăng mạnh lãi suất làm tăng rủi ro nền kinh tế toàn cầuSóng nhiệt có nguy cơ ảnh hưởng đến 1/2 số trẻ em trên toàn châu Âu và Trung ÁTrung Quốc đề xuất đàm phán cấp cao với Nhật - Hàn, hướng tới hội nghị thượng đỉnhAMRO hạ dự báo lạm phát năm 2023 cho ASEAN+3

leftcenterrightdel
 Số người leo núi Phú Sĩ ngày một tăng, gây mất an toàn, buộc chính phủ Nhật Bản phải ra biện pháp hạn chế. Ảnh minh hoạ: AFP/Báo Thanh Niên

Ngọn núi lửa phủ tuyết nổi tiếng của Nhật Bản đã và đang mở cửa cho những người leo núi từ tháng 7 – tháng 9, qua đó thu hút hàng trăm nghìn người thường xuyên đến leo núi hàng đêm đến ngắm bình minh vào sáng hôm sau.

Cùng với sự quay lại của khách du lịch nước ngoài sau khi các hạn chế về đại dịch được dỡ bỏ, kỳ nghỉ cuối tuần này dự kiến sẽ chứng kiến số lượng du khách tăng đột biến, với xe buýt, tàu lửa và khách sạn đã được đặt trước nhiều tuần.

Đám đông leo lên ngọn núi lửa đang hoạt động, có độ cao 3.776m cũng có thể sẽ đông hơn bình thường nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày núi Phú Sĩ được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Các nhà chức trách cho biết, các biện pháp được lên kế hoạch – lần đầu tiên dành cho núi Phú Sĩ – sẽ không có nghĩa là cấm hoàn toàn mọi người đến núi Phú Sĩ, nhưng nhằm mục đích “hướng dẫn” những người leo núi, người đi bộ đường dài trên những con đường mòn lên đỉnh núi có thể tạm dừng hành trình này của mình vì nhiều trường hợp có thể đã quá đông.

Theo chính sách này, cảnh sát địa phương sẽ được cảnh báo và khuyến khích cân nhắc nếu những con đường mòn trở nên đông đúc đến mức “làm tăng nguy cơ đá rơi và làm người đi bộ vấp ngã”, chính quyền địa phương từ vùng Yamanashi cho biết trong một tuyên bố.

Ghi nhận vào tháng trước, khoảng 65.000 người đã leo núi Phú Sĩ, tăng khoảng 17% so với mức trước dịch vào năm 2019.

Núi Phú Sĩ nằm giữa các vùng Yamanashi và Shizuoka, trung tâm của Nhật Bản và điểm khởi đầu cho hành trình leo núi là cách trung tâm Tokyo khoảng 2 giờ đi tàu. Tuy nhiên, ngọn núi có thể được nhìn thấy từ xa, cách hàng dặm và núi này đã trở thành hình tượng bất tử trong vô số tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản, bao gồm cả bức tranh in mộc bản “Sóng lừng ngoài khơi” nổi tiếng của hoạ sĩ Kasushika Hokusai.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn

Các ngầm tràn, cống không đảm bảo thoát nước đã dẫn đến tình trạng ngập trên nhiều đoạn đường tại các địa phương ở huyện Phú Lộc khi mưa lớn. Bên cạnh giải pháp nâng cấp, sửa chữa, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để tránh các loại rác thải sinh hoạt rơi đọng, gây tắc nghẽn cống.

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn
Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro

Trẻ vị thành niên, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, tình dục và giới tính dễ dẫn đến nhiều rủi ro, hệ lụy. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, địa phương, trường học huyện Phú Lộc, A Lưới nâng cao kiến thức cho các em về vấn đề này.

Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro
Return to top