Thế giới

Nhật Bản có thể nới lỏng cấp thị thực dài hạn cho lao động nước ngoài

ClockThứ Ba, 25/04/2023 09:43
TTH.VN - Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc mở rộng cấp thị thực lao động dài hạn trong các lĩnh vực như nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất thực phẩm và cung ứng thực phẩm.

Nhật Bản có thể thiếu hơn 10 triệu lao động vào năm 2040JICA thành lập tổ chức hỗ trợ người lao động nước ngoài tại Nhật BảnLao động nước ngoài giúp Nhật Bản giảm bớt khủng hoảng lực lượng lao động

leftcenterrightdel
 Một ứng viên cho chương trình công nhân lành nghề làm bài kiểm tra tại thành phố Fujinomiya, tỉnh Shizuoka. Nguồn: Kyodo

Ngày 24/4, nhật báo Nikkei đưa tin Chính phủ Nhật Bản đang xem xét nới lỏng điều kiện cấp thị thực lao động dài hạn cho người nước ngoài có tay nghề cao, theo đó mở rộng cấp thị thực cho người lao động thuộc 12 lĩnh vực, thay vì 3 lĩnh vực như hiện nay.

Theo một quan chức Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, chính phủ nước này đang cân nhắc mở rộng cấp thị thực lao động dài hạn trong các lĩnh vực như nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất thực phẩm và cung ứng thực phẩm.

Các cuộc thảo luận đang được tiến hành để đưa ra được một văn bản sửa đổi có thể được nội các phê duyệt vào đầu tháng 6 tới.

Với dân số già hóa nhanh chóng, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng nghiêm trọng ở một số lĩnh vực.

Trước tình hình này, chính phủ đã quyết định giảm bớt các điều kiện đối với việc cấp thị thực lao động cho người nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh thu hút lao động có tay nghề cao đang hết sức khốc liệt trên phạm vi toàn cầu.

Ngày 14/4, Cơ quan Dịch vụ nhập cư Nhật Bản cho biết chính phủ nước này sẽ giới thiệu một hệ thống mới, đơn giản hơn để cấp thị thực tay nghề cao cho lao động nước ngoài nhằm thu hút nhân tài.

Theo biện pháp mới, chính phủ sẽ cấp thị thực cho ứng viên nước ngoài và áp dụng chính sách ưu đãi cho những người đáp ứng các điều kiện nhất định, chẳng hạn như có thu nhập hằng năm là 20 triệu yen (151.000 USD) và có bằng thạc sỹ.

Theo hệ thống dựa trên tính điểm hiện tại của chính phủ, điểm được được phân bổ theo các danh mục bao gồm học vấn và thời gian đi làm, cũng như thu nhập hằng năm.

Tuy nhiên, cách tính này bị xem là quá phức tạp trong bối cảnh cuộc đua thu hút lao động tay nghề cao trên toàn cầu đang nóng lên.

Hiện những ứng viên có số điểm vượt mức nhất định sẽ được cấp thị thực tay nghề cao với thời hạn 5 năm và có thể nhận được thị thực với thời gian lưu trú không giới hạn sau 3 năm.

Thị thực tay nghề cao được cấp cho ba loại hoạt động gồm nghiên cứu học thuật nâng cao, các hoạt động chuyên ngành/kỹ thuật nâng cao, các hoạt động kinh doanh và quản lý nâng cao.

Trong khi vẫn duy trì hệ thống tính điểm, biện pháp mới sẽ cho phép ứng viên tiến hành nghiên cứu học thuật nâng cao hoặc các hoạt động chuyên ngành/kỹ thuật nâng cao để có được thị thực 5 năm nếu họ có bằng thạc sỹ trở lên và thu nhập hằng năm từ 20 triệu yen trở lên, hoặc đã làm việc được 10 năm trở lên và thu nhập hàng năm từ 20 triệu yen trở lên.

Đối với những người xin thị thực cho các hoạt động kinh doanh và quản lý nâng cao, họ sẽ được cấp thị thực làm việc 5 năm nếu đã làm việc từ 5 năm trở lên và có thu nhập hằng năm là 40 triệu yen (302.000 USD) trở lên.

Những người được cấp thị thực 5 năm cũng theo hệ thống mới sẽ đủ điều kiện để được cấp thị thực lâu dài sau khi cư trú tại Nhật Bản trong 1 năm, so với 3 năm đối với những người được cấp thị thực này hiện nay.

Việc áp dụng các biện pháp mới đã được nhất trí vào tháng 2 sau khi Thủ tướng Fumio Kishida năm ngoái chỉ thị các bộ liên quan xem xét cải cách để thu hút nhân lực có tay nghề cao cho nước này, bao gồm cả việc thiết lập một hệ thống mới, có chất lượng được xếp hạng tốt nhất thế giới.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Return to top