Thế giới

Nhật Bản bình thường hóa hoàn toàn hoạt động kinh tế, xã hội từ 21/3

ClockThứ Sáu, 18/03/2022 15:02
Từ sau ngày 21/3, các cơ sở kinh doanh ăn uống sẽ không còn bị giới hạn thời gian mở cửa, được phép cung cấp đồ uống có cồn và không giới hạn số lượng người ngồi chung một bàn.

Các nước ASEAN+3 phải tiếp tục hợp tác, chuẩn bị cho tiến trình phục hồi sau dịch COVID-19Nhật Bản nỗ lực để tổ chức thế vận hội, các nước khác chống dịch trong cùng tâm thếNhật Hoàng tri ân các nhân viên y tế trong cuộc chiến chống dịch bệnhNhật Bản bắt đầu mở cửa với người nước ngoàiNhật Bản triển khai tiêm vaccine tại nơi làm việc bắt đầu từ ngày 21/6

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/8/2022. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, với quyết định này, toàn bộ 18 tỉnh, thành phố gồm có Hokkaido, Aomori, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Shizuoka, Aichi, Gifu, Ishikawa, Kyoto, Osaka, Hyogo, Kagawa và Kumamoto sẽ bình thường hóa tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội lần đầu tiên sau hai tháng rưỡi.

Như vậy, từ sau ngày 21/3, các cơ sở kinh doanh ăn uống tại các địa phương này sẽ không còn bị giới hạn thời gian mở cửa, được phép cung cấp đồ uống có cồn và không giới hạn số lượng người ngồi chung một bàn là 5 người như trước đó.

Bên cạnh đó, các địa điểm tổ chức sự kiện sẽ được phép tiếp nhận đủ số người tham gia theo sức chứa, thay vì hạn chế ở mức dưới 20.000 người.

Quyết định trên được đưa ra trên cơ sở các tiêu chuẩn mới áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm được điều chỉnh ngày 11/3 vừa qua.

Các địa phương vẫn duy trì trạng thái bình thường ngay cả khi số ca nhiễm mới tăng nhẹ hoặc vẫn đứng ở mức tương đối cao, nhưng tỷ lệ sử dụng giường bệnh dành riêng cho các bệnh nhân COVID-19 dự kiến sẽ giảm.

Trường hợp tỷ lệ sử dụng giường dành riêng cho các bệnh nhân COVID-19 ở trên ngưỡng 50% nhưng số ca nhiễm mới đang có xu hướng giảm thì vẫn không áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm.

Theo Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, quyết định trên sẽ giúp Nhật Bản chính thức bước vào thời kỳ bình thường mới, tập trung khôi phục các hoạt động kinh tế vốn chịu ảnh hưởng lớn bởi các làn sóng lây nhiễm COVID-19.

Giới chuyên gia y tế Nhật Bản nhận định, mặc dù dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch trọng điểm, nhưng không thể xem nhẹ nguy cơ tái bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ 7 với biến thể phụ BA.2 của Omicron (còn gọi là “Omicron tàng hình”) được đánh giá có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn.

Do đó, điều quan trọng là chính quyền các địa phương phải tiếp tục củng cố hệ thống y tế và người dân được khuyến cáo nên thực hiện triệt để các biện pháp phòng chống dịch cơ bản như sát khuẩn, đeo khẩu trang, cố gắng tránh tụ tập đông người cũng như tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 mũi tăng cường.

Ngoài ra, chính quyền mỗi địa phương căn cứ vào tình hình dịch bệnh cụ thể có thể linh hoạt duy trì một phần các quy định trong các biện pháp phòng dịch trọng điểm nếu thấy cần thiết.

Ngày 17/3, Nhật Bản ghi nhận 53.587 ca nhiễm mới, tiếp tục duy trì mức trung bình 50.000 ca/ngày trong một tuần gần đây, trong đó thủ đô Tokyo là 8.461 ca, giảm 1.600 ca so với trước đó 1 tuần.

Ngoài ra, tỷ lệ sử dụng giường bệnh tại đa số các địa phương đều giảm dưới ngưỡng 50%, trừ tỉnh Kanagawa, Shiga và Osaka.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng bá văn hóa, du lịch Huế tại EXPO 2025

Nằm trong chương trình Triển lãm thế giới EXPO 2025 diễn ra tại Osaka, Kansai, Nhật Bản, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Huế đã giới thiệu với bạn bè thế giới về văn hóa, lịch sử vùng đất Cố đô Huế. Đặc biệt, năm nay TP. Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025 của Việt Nam.

Quảng bá văn hóa, du lịch Huế tại EXPO 2025
Lạm phát bán buôn của Nhật Bản tăng lên 4%

Theo số liệu được công bố ngày 12/3, lạm phát bán buôn của Nhật Bản đã được ghi nhận ở mức 4% vào tháng 2/2025, nhấn mạnh áp lực từ chi phí nguyên liệu thô tăng, qua đó sẽ duy trì kỳ vọng của thị trường về đợt tăng lãi suất ngắn hạn của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).

Lạm phát bán buôn của Nhật Bản tăng lên 4
Return to top