Thế giới

Lượng khí thải metan toàn cầu đang tăng vọt lên mức cao kỷ lục

ClockThứ Sáu, 13/09/2024 11:27
TTH - “Ngân sách Metan toàn cầu 2024” - một phân tích toàn diện về xu hướng metan và tác động của chúng, được thực hiện bởi liên minh Dự án Carbon toàn cầu, cho thấy lượng khí thải metan trên thế giới đang tăng vọt lên mức cao kỷ lục, chủ yếu do hoạt động của con người và điều này đang đe dọa các mục tiêu về khí hậu.

Tập trung giải quyết tình trạng thiếu máy bay và căng thẳng chuỗi cung ứngIATA lo ngại về mục tiêu giảm khí thải carbon trong ngành hàng khôngTrung Quốc lên kế hoạch cắt giảm khí thải CO2 ở các ngành công nghiệp chủ chốt

Hoạt động khai thác than và sản xuất dầu khí thải ra lượng lớn khí metan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN 

Cụ thể, báo cáo tiết lộ rằng các hoạt động của con người hiện chịu trách nhiệm cho ít nhất 2/3 lượng khí thải metan toàn cầu. Bất chấp những nỗ lực toàn cầu nhằm hạn chế phát thải, các nguồn khí thải metan do con người tạo ra đã tăng 20% trong trong hai thập kỷ qua.

Dữ liệu ghi nhận được cho thấy nồng độ khí metan trong khí quyển đạt 1.923 phần tỷ vào năm 2023, cao gấp 2,6 lần so với thời tiền công nghiệp và là nồng độ cao nhất trong 800.000 năm qua.

Xu hướng này “không thể tiếp tục nếu chúng ta muốn duy trì khí hậu ở mức có thể sinh sống được”, các nhà nghiên cứu viết rõ và cho biết thêm rằng, quỹ đạo hiện tại sẽ khiến mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu không vượt ngưỡng 1,5 độ C của Thỏa thuận Paris gặp rủi ro.

Metan là một loại khí nhà kính cực mạnh, có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên như đất ngập nước hoặc các nguồn do con người gây ra (nhân tạo) như nông nghiệp và ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch. Trong 20 năm đầu tiên sau khi được thải ra, loại khí này làm nóng bầu khí quyển nhanh hơn CO2 gần 90 lần.

Các nhà khoa học nhấn mạnh việc giải quyết khí thải metan là rất quan trọng để đạt được các mục tiêu về khí hậu, vì hiện tại, không có công nghệ nào có khả năng loại bỏ trực tiếp loại khí này khỏi khí quyển.

Năm quốc gia phát thải khí metan lớn nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc (16%), Ấn Độ (9%), Mỹ (7%), Brazil (6%) và Nga (5%).

Báo cáo cũng phát hiện ra rằng nông nghiệp, bao gồm chăn nuôi và trồng lúa, vẫn là nguồn phát thải lớn nhất, chiếm 40% lượng khí thải metan do con người gây ra trên toàn cầu. Hoạt động nhiên liệu hóa thạch chiếm 34%, xử lý chất thải 19% và đốt sinh khối 7%.

Lượng khí thải đã tăng lên trong các lĩnh vực này do hoạt động gia tăng ở các khu vực đang phát triển và việc khai thác nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng.

Đã có những cam kết quốc tế quan trọng nhằm giảm lượng khí thải metan, trong đó có Cam kết khí metan toàn cầu do 150 quốc gia ký kết, với mục tiêu giảm 30% lượng khí thải metan vào năm 2030. Tuy nhiên, theo nhà khoa học Rob Jackson của Đại học Stanford - chủ tịch Dự án Carbon toàn cầu, các mục tiêu của cam kết này hiện “có vẻ rất xa vời” khi có rất ít bằng chứng cho thấy thế giới đang đạt được tiến bộ trong các cam kết cắt giảm lượng khí thải metan.

Từ năm 2020 đến 2023, dữ liệu vệ tinh cho thấy lượng khí thải metan đã tăng thêm 5%, trong đó, sự gia tăng lớn nhất được ghi nhận ở Trung Quốc, Nam Á và Trung Đông, chủ yếu từ khai thác than và khai thác dầu khí.

Nhà nghiên cứu Marielle Saunois của Đại học Paris-Saclay ở Pháp cho biết “chỉ có Liên minh châu Âu và Australia dường như đã giảm lượng khí thải metan từ các hoạt động của con người trong hai thập kỷ qua”. Và nếu xu hướng hiện tại tiếp diễn, báo cáo cảnh báo rằng chúng ta khó có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong Cam kết khí metan toàn cầu.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Washington Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Return to top