Thế giới

La Nina làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng châu Á

ClockThứ Hai, 25/10/2021 16:27
TTH.VN - Tạp chí Bloomberg ngày hôm nay (25/10) có bài viết cho hay, La Nina, một hiện tượng thời tiết thường mang đến những mùa đông khắc nghiệt hơn đang xuất hiện và được dự báo ​​sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng của khu vực châu Á.

IEA: Khủng hoảng năng lượng có thể đe dọa phục hồi kinh tếEC đề xuất biện pháp giúp châu Âu thoát khỏi khủng hoảng năng lượng

Hiện tượng thời tiết La Nina thường gây ra những mùa đông lạnh giá hơn. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Mô hình La Nina đã xuất hiện ở Thái Bình Dương. Hiện tượng thời tiết này thường gây ra nhiệt độ dưới mức bình thường ở Bắc bán cầu, và khiến các cơ quan thời tiết khu vực ban hành cảnh báo về một mùa đông rất lạnh giá.

Một số quốc gia và đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới, đang phải vật lộn với giá nhiên liệu tăng cao, tình trạng thiếu điện hoặc hạn chế về điện cung cấp cho ngành công nghiệp nặng. Giá than và khí đốt vốn đã leo thang, một mùa đông lạnh giá sẽ làm tăng thêm nhu cầu sưởi ấm, có khả năng sẽ thúc đẩy hơn nữa mức tăng giá.

Ông Renny Vandewege, Phó Chủ tịch phụ trách hoạt động thời tiết của Công ty cung cấp dữ liệu DTN cho rằng: “Chúng tôi dự báo nhiệt độ sẽ lạnh hơn so với mức bình thường vào mùa đông năm nay trên khắp Đông Bắc Á. Dữ liệu dự báo thời tiết là một thành phần rất quan trọng trong việc dự đoán về mức năng lượng sẽ cần đến".

Dưới đây là triển vọng về năng lượng đối với một số quốc gia:

Trung Quốc

Trên hầu hết các khu vực ở phía đông Trung Quốc, nhiệt độ đã giảm hồi đầu tuần trước; trong khi đó, nhiệt độ cũng đã lạnh hơn so với mức bình thường ở một số khu vực phía bắc của quốc gia này, theo Trung tâm Khí hậu Quốc gia Trung Quốc. Các tỉnh bao gồm Hắc Long Giang, Thiểm Tây và Sơn Tây đã bắt đầu hoạt động sưởi ấm cho mùa đông sớm hơn từ 4 - 13 ngày so với những năm trước.

Theo ông Zhi Xiefei, giáo sư khoa học khí quyển tại Đại học Khoa học và Công nghệ Thông tin Nam Kinh, các điều kiện thời tiết khắc nghiệt có thể xảy ra thường xuyên hơn, do hiện tượng ấm lên toàn cầu. “Những đợt lạnh có thể dẫn đến nhiệt độ giảm nhiều hơn, nhưng các hiện tượng nóng lên bất thường cũng có thể xuất hiện", ông Zhi Xiefei nói thêm.

Trung tâm Khí hậu Quốc gia Trung Quốc dự báo, ​​Trung Quốc sẽ bước vào các điều kiện La Nina trong tháng này.

Nhật Bản

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết, Nhật Bản có thể sẽ chứng kiến nhiệt độ thấp hơn bình thường vào tháng tới. Trước đó, cơ quan này đã đưa ra dự báo khả năng xảy ra La Nina trong khoảng thời gian thu - đông là 60%.

Trong một động thái liên quan, Bộ Thương mại Nhật Bản đã nhóm họp với các công ty điện, khí đốt và dầu mỏ lớn để chuẩn bị cho những tháng mùa đông. Dự trữ khí hóa lỏng do các nhà cung cấp điện lớn của Nhật Bản nắm giữ hiện đang ở mức cao hơn khoảng 24% so với mức trung bình trong 4 năm qua.

Hàn Quốc

Hàn Quốc sẽ chứng kiến thời tiết lạnh hơn trong nửa đầu mùa đông, và cũng có khả năng bị tác động bởi những ảnh hưởng của La Nina, Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc thông tin.

Được biết, quốc gia này đã xuất hiện đợt ​​tuyết rơi đầu tiên trong mùa đông sớm hơn 15 ngày so với năm ngoái, trong bối cảnh một tháng 10 lạnh giá bất thường.

Chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường nguồn cung nhiên liệu, đồng thời giảm thiểu tác động của giá cả nhiên liệu tăng cao.

Ấn Độ

Nhiệt độ ở Ấn Độ được dự báo ​​sẽ giảm xuống mức thấp 3 độ C ở một số khu vực phía bắc vào tháng 1 và tháng 2 năm sau, trước khi nhiệt độ ấm lên. Không giống như ở các quốc gia khác, thời tiết lạnh hơn thường dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn do nhu cầu về điều hòa không khí giảm.

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, các khu vực khai thác than trọng điểm ở quốc gia này đã phải hứng chịu lũ lụt, khiến nguồn cung nhiên liệu được sử dụng để sản xuất khoảng 70% điện năng của Ấn Độ bị hạn chế.

Lê Thảo (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”

Sáng 21/12, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ ra quân chương trình “Tình nguyện mùa Đông” năm 2024, chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”
Return to top