Thế giới

Khoảng 60% - 70% dân số thế giới phải được tiêm vaccine ngừa COVID-19

ClockThứ Bảy, 28/11/2020 09:31
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây chỉ ra rằng khoảng 60% đến 70% dân số thế giới sẽ cần tiêm ngừa COVID-19 để ngăn chặn khả năng lây nhiễm một cách hiệu quả.

WHO: Số ca tử vong do COVID-19 có thể chạm ngưỡng 2 triệu trường hợpBước ngoặt của cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19 đang đến gầnThế giới tiến gần mốc 25 triệu ca mắc Covid-19WHO: 172 quốc gia tham gia vào kế hoạch vaccine COVID-19 toàn cầuChạy đua điều chế vaccine COVID-19: 165 loại vaccine đang được nghiên cứu

Khoảng 60% - 70% dân số thế giới cần được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: National Herald/VOV

Giám đốc phụ trách về miễn dịch, tiêm chủng và sinh học của WHO Katherine O’Brien cho rằng: “Điều thực sự quan trọng lúc này là cần phải có thêm nhiều thông tin về vaccine”.

Tuyên bố được đưa ra khi những ngày gần đây, ba ứng cử viên vaccine của AstraZeneca, Moderna và Pfizer/BioNTech đã cho báo cáo về kết quả thử nghiệm đầy hứa hẹn.

Xét riêng từng khu vực và các nước, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết, quân đội nước này sẽ đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phân phối vaccine khi vaccine sẵn có, bởi các quan chức lo ngại về việc tiếp cận đến các khu vực ở vùng sâu vùng xa, đặc biệt là ở phía Bắc với dân cư thưa thớt.

Cũng trong tình hình dịch bệnh này, ở Mỹ, số người dân đổ ra đường để mua sắm nhân dịp Ngày thứ 6 đen tối (Black Friday) đã chứng kiến mức giảm cần thiết. Năm nay, ngày hội mua sắm truyền thống đã được các nhà bán lẻ chuyển sang hình thức mua sắm Online. Các cửa hàng lớn như Walmart cũng cắt cử một lượng lớn nhân viên để quản lý số lượng khách đến mua sắm và tiến hành đo thân nhiệt của khách.

Trong khi đó, ở các nước châu Á, đơn cử như Hàn Quốc, tiến trình ứng phó với đại dịch COVID-19 của nước này đã được nhấn mạnh trong một báo cáo do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) biên soạn.

Cụ thể, OECD đã đưa việc sử dụng công nghệ để chống lại đại dịch của Hàn Quốc vào Báo cáo Triển vọng Kinh tế số, nổi bật là ứng dụng di động theo dõi những người đang bị cách ly và hệ thống điều tra dịch tễ học. Đây là một trong những nội dung của bản báo cáo chia sẻ các biện pháp và chính sách được áp dụng trên toàn thế giới để chống lại đại dịch và nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ kỹ thuật số để ứng phó với cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu này.

Nhìn chung, Hàn Quốc đã tương đối thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Kể từ khi bùng phát dịch vào đầu năm, tính đến 7h04' ngày 28/11 theo giờ Việt Nam, Hàn Quốc ghi nhận tổng cộng 32.887 ca nhiễm COVID-19.

Ngoài ra, cũng theo nội dung của một bản báo cáo khác của OECD, nhờ vào số lượng y bác sĩ tại Nhật Bản tương đối cao hơn so với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương khác, khả năng ứng phó đại dịch của xứ sở hoa anh đào cũng tốt hơn.

Cụ thể, số liệu thống kê tổng kết trong báo cáo chỉ ra rằng, cứ mỗi 1.000 người bệnh ở Nhật Bản sẽ được đảm nhận bởi khoảng 12 y tá và 2,5 bác sĩ. Cứ 1.000 bệnh nhân sẽ có hơn 10 giường bệnh sẵn có. Tỷ lệ này là tương đương ở cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên, trong khi tại Bangladesh, Pakistan, Campuchia và Ấn Độ, tỷ lệ giường bệnh sẵn có cho bệnh nhân là chưa tới 1/1.000.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA, Yonhap, Worldmeters & Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tháng 1/2025

Reuters hôm nay (13/12) dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira cho biết nước này dự kiến ​​sẽ áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15% đối với các công ty đa quốc gia bắt đầu từ tháng 1/2025. Theo đó, chính phủ Thái Lan sẽ khẩn trương ban hành luật về việc thu thuế, Bộ trưởng Chunhavajira nêu rõ.

Thái Lan dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tháng 1 2025
Return to top