Thế giới

Italy bỏ quy định yêu cầu xuất trình thẻ xanh khi nhập cảnh

ClockThứ Ba, 31/05/2022 10:52
Bộ Y tế Italy thông báo rằng yêu cầu xuất trình “Thẻ xanh" COVID-19 - bằng chứng về việc đã tiêm vaccine, mới khỏi bệnh trong vòng 6 tháng, sẽ không được gia hạn" khi nó hết hạn vào ngày 31/5.

ASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật sốEC công nhận chứng chỉ kỹ thuật số về COVID-19 của Việt NamPháp thông qua thẻ vaccine COVID-19

Thực khách xuất trình thẻ xanh khi vào nhà hàng ở Rome, Italy ngày 6/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 30/5, Bộ Y tế Italy tuyên bố hủy bỏ yêu cầu những người nhập cảnh nước này phải xuất trình thẻ xanh COVID-19, bằng chứng về việc đã tiêm vaccine, mới khỏi bệnh trong vòng 6 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV2.

Bộ Y tế nước này thông báo rằng yêu cầu xuất trình “Thẻ xanh" COVID-19 sẽ không được gia hạn" khi nó hết hạn vào ngày 31/5.

Italy là quốc gia châu Âu có các quy định phòng chống COVID-19 nghiêm ngặt nhất, trong đó yêu cầu người lao động phải xuất trình thẻ xanh. Khi các ca bệnh giảm bớt và phần lớn người dân đã tiêm vaccine, hầu hết các biện pháp đã được dỡ bỏ, mặc dù vẫn còn quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và trong trường học.

Theo số liệu chính thức của Bộ trên, ngày 30/5, Italy phát hiện thêm 7.537 ca mắc COVID-19 mới và 62 ca tử vong bởi đại dịch này, so với 14.826 ca mắc mới và 27 ca tử vong ngày 29/5.

Báo cáo tác động kinh tế mới nhất của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) mới đây cho thấy ngành du lịch và lữ hành của Italy có khả năng trở lại mức trước đại dịch COVID-19 vào năm 2023, với mức chênh lệch ước tính khoảng 0,3% so với năm 2019.

Ngành công nghiệp du lịch và lữ hành Italy có thể đóng góp 194 tỷ euro vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này vào năm tới, với số lượng việc làm nhanh chóng tăng lên để đáp ứng nhu cầu tăng cao, ngang với mức độ việc làm trước đại dịch.

Báo cáo cũng dự báo rằng ngành công nghiệp này sẽ có mức tăng trưởng trung bình 2,5%/năm trong thập kỷ tới, tăng thêm 53.000 việc làm mới mỗi năm.

Tốc độ tăng trưởng 2,5% trong ngành du lịch và lữ hành cao gấp 5 lần mức tăng trưởng trung bình chung của nền kinh tế Italy, hiện khoảng 0,5%. Ngành công nghiệp này dự kiến sẽ có giá trị hơn 226 tỷ euro vào năm 2032.

Năm nay, GDP của ngành này được dự báo tăng trưởng 8,7%, đóng góp chưa đến 10% tổng GDP của Italy. Số lượng việc làm được dự đoán sẽ tăng 2% trong năm nay, sử dụng gần 2,7 triệu người.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
Italy chật vật ứng phó với dịch tả lợn

Ông Alberto Cavagnini - chủ một trang trại chăn nuôi lợn ở Italy đã phải tiêu hủy hơn 1.600 con lợn của mình do dịch tả lợn, một loại virus đe dọa ngành công nghiệp thịt lợn trị giá 20 tỷ euro của Italy, bao gồm cả món thịt lợn muối sấy khô (prosciutto) nổi tiếng thế giới của nước này.

Italy chật vật ứng phó với dịch tả lợn
Return to top