Thế giới

Indonesia bắt đầu tiêm chủng COVID-19 khi số ca tử vong đạt kỷ lục

ClockThứ Tư, 13/01/2021 14:53
TTH.VN - Mục tiêu của đợt tiêm chủng này nhằm đảm bảo cho 181,5 triệu người được chủng ngừa, với những người đầu tiên được tiêm vắc-xin CoronaVac từ Công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc. Loại vắc-xin này vừa được Indonesia cấp phép sử dụng khẩn cấp vào hôm thứ Hai.

Indonesia: Jakarta tăng cường tiêm chủng phòng bệnh truyền nhiễmĐã tìm thấy địa điểm hộp đen máy bay gặp nạn của IndonesiaViệt Nam chia buồn với Indonesia về vụ máy bay Sriwijaya Air gặp nạnToàn bộ hành khách trên máy bay SJ 183 rơi là công dân IndonesiaIndonesia cấm đón Giáng sinh và Năm Mới ở nơi công cộng do Covid-19

Sau khi tiếp nhận lô vắc-xin Sinovac thứ 3, Indonesia đã khởi động chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 quy mô toàn quốc. Ảnh minh họa: TTXVN

Mặc áo sơ mi trắng và đeo khẩu trang, tổng thống, người được gọi là Jokowi, đã được tiêm chủng ngay tại dinh tổng thống. “Tiêm phòng là việc quan trọng để phá vỡ chuỗi lây truyền COVID-19 và bảo vệ chúng ta cũng như sự an toàn cho mọi người dân Indonesia và giúp đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế,” ông Jokowi nói sau khi được tiêm.

Bộ trưởng Bộ Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết gần 1,5 triệu nhân viên y tế sẽ được tiêm vào tháng Hai, tiếp theo là các công chức và dân chúng nói chung trong vòng 15 tháng.

Không giống như nhiều quốc gia, Indonesia dự định tiêm chủng cho những người lao động trước tiên thay vì người cao tuổi, một phần là vì nước này không có đủ dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả của CoronaVac trên người lớn tuổi.

Indonesia hôm thứ Ba đã ghi nhận kỷ lục số ca tử vong hàng ngày do COVID-19 - 302 ca, nâng tổng số ca tử vong lên 24.645 ca. Số ca lây nhiễm đang ở mức cao nhất, trung bình hơn 9.000 ca mỗi ngày, trong tổng số 846.765 ca dương tính.

Chính phủ cho biết 2/3 dân số (hiện khoảng 270 triệu người) phải được tiêm phòng để đạt được miễn dịch cho cộng đồng, với chi phí của chương trình này dự kiến lên tới hơn 74 nghìn tỷ rupiah (5,26 tỷ USD).

Indonesia dự kiến sẽ nhận được thêm 122,5 triệu liều CoronaVac vào tháng 01/2022, với khoảng 30 triệu liều sẽ đến hạn giao vào cuối quý 1 năm nay. Nước này cũng đã bảo đảm gần 330 triệu liều vắc-xin khác, bao gồm từ AstraZeneca và Pfizer và đối tác BioNTech.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Sẵn sàng triển khai vắc-xin Rota miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi

Thừa Thiên Huế là một trong hơn 30 tỉnh sẽ triển khai đồng thời cả hai vắc-xin Rotarix và Rotavin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) theo chủ trương của Bộ Y tế. Loại vắc-xin này khá đắt trên thị trường, vì vậy, thông tin này được rất nhiều bà mẹ mong chờ.

Sẵn sàng triển khai vắc-xin Rota miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top