Thế giới

IMF: Suy thoái do COVID-19 sẽ sâu hơn và phục hồi chậm hơn dự kiến

ClockThứ Năm, 25/06/2020 15:19
TTH.VN - Theo báo cáo mới nhất vừa được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố hôm qua (24/6), sự phục hồi kinh tế từ đại dịch COVID-19 được ước tính sẽ chậm hơn so với dự báo trước đó.

Kinh tế thế giới giảm tăng trưởng 4% do ảnh hưởng của đại dịchIMF: COVID-19 có thể gây thiệt hại cho tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2020 trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới

IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ suy giảm sâu hơn so với dự báo trước đó. Ảnh: AFP/VOV

IMF cho rằng tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm 4,9% trong năm nay thay vì mức giảm 3% như dự báo trước đó, cho thấy suy thoái sẽ sâu hơn và phục hồi chậm hơn. Điều này càng nhấn mạnh quy mô các nhiệm vụ mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt.

Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất là bản cập nhật của báo cáo được công bố hồi tháng 4/2020, với cảnh báo rằng những lợi ích đạt được suốt 2 thập kỷ qua trong việc giảm nghèo cùng cực có thể bị đe doạ bởi tình hình hiện tại.

Được mô tả là cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ Đại suy thoái, IMF cho rằng ngay cả khi các quốc gia bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế, ngày càng rõ ràng rằng sự phục hồi sẽ không đồng đều và kéo dài lâu hơn khi số ca nhiễm COVID-19 vẫn đang tiếp tục gia tăng và người tiêu dùng vẫn cảnh giác với việc duy trì hoạt động bình thường.

Kêu gọi củng cố hệ thống y tế 

Theo IMF, báo cáo phản ánh “mức độ không chắc chắn cao hơn bình thường”, dựa trên các giả định chính về các tác động của đại dịch. Ở các quốc gia có tỷ lệ COVID-19 giảm, việc phục hồi chậm dựa trên các yếu tố như các biện pháp giãn cách xã hội được duy trì, năng suất giảm do các lệnh hạn chế và những tác động mà doanh nghiệp phải đối mặt, để đáp ứng các biện pháp an toàn và vệ sinh tại nơi làm việc.

IMF cũng dự đoán rằng việc kéo dài lâu hơn các biện pháp phong toả sẽ gây thêm tổn thất cho hoạt động kinh tế ở các quốc gia vốn đang phải vật lộn để kiểm soát dịch bệnh.

Do đó, IMF kêu gọi tất cả các quốc gia, bao gồm cả những nước dường như đã vượt qua đỉnh dịch, nên đảm bảo rằng các hệ thống chăm sóc sức khỏe của họ hoạt động hiệu quả và được cung cấp đầy đủ nhân viên cũng như trang thiết bị cần thiết.

Song song đó, cộng đồng quốc tế phải tăng cường hỗ trợ các sáng kiến ​​quốc gia, thông qua việc hỗ trợ tài chính cho các quốc gia có khả năng chăm sóc sức khỏe hạn chế và tài trợ cho việc nghiên cứu và sản xuất vaccine, để vaccine nhanh chóng được phân phối cho tất cả các nước với liều lượng đủ và giá cả phải chăng.

Các biện pháp tài khóa và hợp tác toàn cầu

Báo cáo của IMF khuyến nghị rằng ở các khu vực vẫn đang bị phong toả, các nhà chức trách nên tiếp tục hỗ trợ để giảm bớt những “tổn thương” cho các hộ gia đình, đồng thời hỗ trợ các công ty buộc phải cắt giảm hoạt động kinh doanh do các biện pháp hạn chế bắt buộc.

Các chuyên gia của IMF cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác toàn cầu trong đại dịch, lưu ý rằng các quốc gia đang đối mặt với khủng hoảng đồng thời phải đối mặt với sự sụt giảm tài trợ bên ngoài, hoặc các khoản tài trợ khác, khiến nhu cầu hỗ trợ thanh khoản càng trở nên bức thiết.

Hành động ngay để tránh thảm họa trong tương lai

Bên cạnh cuộc khủng hoảng sức khoẻ toàn cầu, báo cáo cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách giải quyết căng thẳng thương mại và công nghệ, những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách cũng nên thực hiện các cam kết liên quan đến khí hậu và tăng quy mô thuế carbon.

“Các cộng đồng toàn cầu phải hành động ngay để tránh lặp lại thảm họa này bằng cách xây dựng các kho dự trữ và thiết bị bảo vệ toàn cầu, tài trợ cho nghiên cứu và hỗ trợ các hệ thống y tế công cộng, và đưa ra các phương thức hiệu quả để cứu trợ cho những người nghèo nhất”, báo cáo nêu rõ.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top