Thế giới

IMF: Một số nền kinh tế châu Á cần tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát

ClockThứ Sáu, 29/07/2022 21:19
TTH - Hãng Thông tấn Reuters ngày 29/7 dẫn lời một quan chức cấp cao của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, một số ngân hàng trung ương ở khu vực châu Á cần nhanh chóng tăng lãi suất, trong bối cảnh áp lực lạm phát đang mở rộng bởi chi phí lương thực và nhiên liệu leo thang trên toàn cầu do cuộc xung đột tại Ukraine gây ra.

IMF: Triển vọng nền kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạmIMF: Lạm phát toàn cầu sẽ được kiểm soát

Người dân mua sắm hàng hóa trong một siêu thị tại Ấn Độ. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN

Cụ thể, ông Krishna Srinivasan, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IMF nhận định: "Áp lực lạm phát đang gia tăng của khu vực châu Á vẫn ở mức vừa phải hơn so với các khu vực khác; tuy nhiên, sự gia tăng về giá cả ở nhiều quốc gia đã vượt quá mục tiêu của các ngân hàng trung ương".

Do đó, quan chức cấp cao của IMF lưu ý, một số nền kinh tế sẽ cần phải nhanh chóng tăng lãi suất, trong bối cảnh lạm phát đang mở rộng đến giá cả cơ bản (ngoại trừ các mặt hàng thực phẩm và năng lượng dễ biến động hơn), nhằm ngăn chặn vòng xoáy đi lên của kỳ vọng lạm phát và tiền lương, điều mà sau này sẽ đòi hỏi những mức tăng lớn hơn để có thể giải quyết.

Cũng theo ông Krishna Srinivasan, đa số các nền kinh tế châu Á mới nổi đều đã chứng kiến dòng vốn chảy ra khỏi thị trường ở mức tương đương với năm 2013, khi lợi suất trái phiếu toàn cầu tăng vọt do những tín hiệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy, cơ quan này có thể sẽ giảm mua trái phiếu sớm hơn so với dự kiến.

Đáng chú ý, nền kinh tế Ấn Độ đã chứng kiến dòng vốn chảy ra ở mức đặc biệt lớn, khi ​​23 tỷ USD đã chảy ra bên ngoài kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bùng phát. Bên cạnh đó, dòng vốn chảy ra cũng đã được ghi nhận ở các nền kinh tế khác, như Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).

Trong tháng vừa qua, Hàn Quốc, Singapore, New Zealand và Philippines đều đã thắt chặt chính sách tiền tệ, giữa lúc áp lực chi phí sinh hoạt tăng cao khiến các ngân hàng trung ương phải tăng chi phí đi vay. Theo ông Krishna Srinivasan, việc thắt chặt các điều kiện tiền tệ sẽ làm căng thẳng tình hình tài chính vốn đang trở nên tồi tệ hơn ở một số nền kinh tế châu Á, đồng thời sẽ hạn chế phạm vi để các nhà hoạch định chính sách có thể đối phó với tác động kinh tế từ đại dịch COVID-19 thông qua chi tiêu tài khóa.

Ngoài ra, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IMF cũng lưu ý, tỷ trọng của khu vực châu Á trong tổng nợ toàn cầu đã tăng từ mức 25% trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, lên mức 38% trong giai đoạn hậu COVID-19, điều này làm tăng tính dễ bị tổn thương của khu vực này trước những thay đổi trong điều kiện tài chính toàn cầu.

 Qua đó, ông Krishna Srinivasan cho biết, tuy các khuyến nghị chính sách sẽ khác nhau tùy theo từng quốc gia, những biện pháp như can thiệp ngoại hối, chính sách bảo mật vĩ mô, và quản lý dòng vốn có thể sẽ là những công cụ hữu ích để các Chính phủ quản lý rủi ro hệ thống.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Reuters & Aljazeera)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất

Cuối năm âm lịch, nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Vì thế, để đáp ứng nguồn vốn cho thị trường, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất

Xu hướng giảm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục đi đúng hướng, và những số liệu mới nhất được công bố trong tuần này xác nhận rằng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng cắt giảm lãi suất hơn nữa, ông Alfred Kammer, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khu vực châu Âu cho biết.

Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Return to top