Thế giới

AI và những tác động đến các nền kinh tế châu Á

ClockThứ Năm, 16/01/2025 06:17
TTH - Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng, nhưng mối đe dọa này có thể được ngăn chặn bằng các mạng lưới an sinh xã hội hiệu quả, các chương trình đào tạo lại và các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ một cách có đạo đức.

AI - Xu thế tất yếu của kỷ nguyên mớiQuản lý thách thức chuỗi cung ứng năm 2025: AI là “chìa khóa”

 Ứng dụng tốt trí tuệ nhân tạo có thể giúp làm tăng năng suất lao động. Ảnh minh họa: Baochinhphu.vn

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), do tác động của AI, các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương có khả năng sẽ trải qua những thay đổi trên thị trường lao động, trong đó các nền kinh tế tiên tiến bị ảnh hưởng nhiều hơn. Khoảng 50% số việc làm tại các nền kinh tế tiên tiến trong khu vực này bị ảnh hưởng bởi AI, so với chỉ khoảng 25% ở các nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển.

Tuy nhiên, tại các nền kinh tế tiên tiến trong khu vực, cũng có nhiều việc làm được hỗ trợ bởi AI, nghĩa là công nghệ này có thể giúp nâng cao năng suất, thay vì thay thế hoàn toàn các vị trí này.

Theo thời gian, sự tập trung của những công việc như vậy tại các nền kinh tế tiên tiến của châu Á có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia. Trong khi khoảng 40% việc làm ở Singapore được cho là sẽ được AI hỗ trợ, thì tỷ lệ này ở Lào chỉ là 3%.

AI cũng có thể làm gia tăng bất bình đẳng ngay trong các quốc gia. Hầu hết người lao động có nguy cơ bị mất việc ở châu Á làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ, bán hàng và hỗ trợ văn thư. Trong khi đó, những người lao động có nhiều khả năng được hưởng lợi từ AI thường làm việc trong các vai trò quản lý, chuyên môn và kỹ thuật viên - vốn đã nằm trong số những nghề được trả lương cao hơn.

Dữ liệu cũng cho thấy phụ nữ có nhiều nguy cơ bị nghỉ việc do AI vì họ thường làm trong các vị trí dịch vụ, bán hàng và văn thư. Ngược lại, nam giới chiếm nhiều hơn trong các ngành nghề không có khả năng bị AI tác động ở giai đoạn này, như công nhân nông trại, người vận hành máy móc và công nhân có kỹ năng thấp.

Để giải quyết mối đe dọa bất bình đẳng ngày càng trầm trọng, IMF cho rằng trước hết, cần xây dựng mạng lưới an sinh xã hội hiệu quả hơn, kết hợp với các chương trình đào tạo lại cho những người lao động bị ảnh hưởng để đạt được quá trình chuyển đổi AI toàn diện.

Thứ hai, giáo dục và đào tạo để giúp lực lượng lao động tận dụng những ưu điểm từ AI sẽ rất phù hợp ở các nền kinh tế mới nổi của châu Á. Điều này cũng sẽ giúp những người lao động bị mất việc chuyển sang các vai trò mới và hỗ trợ cho việc nghiên cứu và phát triển, giúp tăng cường đổi mới.

Ngoài ra, các chính phủ nên thiết lập những quy định thúc đẩy việc sử dụng AI có đạo đức và bảo vệ dữ liệu. Như vậy có thể giúp giảm thiểu rủi ro do sự gián đoạn mà AI gây ra và tận dụng tốt hơn các cơ hội tăng trưởng kinh tế và cải thiện năng suất.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ IMF)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vương quốc Anh lên kế hoạch hành động về AI

Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 13/1 đưa ra “kế hoạch hành động” nhằm đưa Vương quốc Anh “dẫn đầu thế giới” về trí tuệ nhân tạo (AI) và thúc đẩy nền kinh tế đang trì trệ của quốc gia này.

Vương quốc Anh lên kế hoạch hành động về AI
AI - Xu thế tất yếu của kỷ nguyên mới

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi thế giới với tiềm năng định hình lại sự phát triển toàn cầu. Với sức mạnh biến đổi và tốc độ áp dụng nhanh chóng, AI chắc chắn sẽ là xu thế tất yếu trong thời gian tới. Trong kỷ nguyên công nghệ này, thế giới đang đón nhận những cơ hội to lớn, cũng như thách thức chưa từng có.

AI - Xu thế tất yếu của kỷ nguyên mới
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Return to top