Thế giới

Hoạt động công nghệ, xuyên biên giới sẽ thúc đẩy mua bán và sáp nhập ở châu Á

ClockThứ Hai, 04/01/2021 14:21
TTH.VN - Sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi đại dịch COVID-19 trong lĩnh vực công nghệ sẽ giúp tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay, theo một dự báo của các nhà lãnh đạo ngân hàng và các luật sư.

Cơ hội trỗi dậy của Châu Á-Thái Bình Dương hậu khủng hoảng Covid-19Châu Á là khu vực có khả năng phục hồi sau đại dịch tốt nhất trên thế giới

Sự mở rộng trong lĩnh vực công nghệ sẽ thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2021​. Ảnh minh họa: pbconsulting.co/TTXVN

Những giao dịch liên quan đến các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đã đạt tổng trị giá 1,2 nghìn tỷ USD trong năm 2020, tăng 12% so với năm 2019. 7 trong số 10 giao dịch lớn nhất của năm đã được công bố trong quý III năm ngoái, tổng cộng chiếm 40% các giao dịch của năm, tính theo giá trị.

Các công ty công nghệ cao và viễn thông đã tăng lên 23% tỷ trọng giá trị thương vụ, tăng từ mức 14% của một năm trước đó, trong khi các công ty dịch vụ, sản phẩm tiêu dùng và bán lẻ cũng báo cáo mức tăng trưởng.

Ông Jung Min, đồng Trưởng bộ phận M&A của ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs tại khu vực châu Á, ngoại trừ Nhật Bản cho hay: “Đại dịch COVID-19 đã tăng tốc đáng kể số hóa, thương mại điện tử và công nghệ tài chính. Các công ty đã được hưởng lợi giờ đây lớn hơn nhiều về kích cỡ và quy mô tài chính, tạo ra nhiều tiềm năng hơn để thực hiện các khoản đầu tư chiến lược. Sự gián đoạn, thay đổi và chuyển đổi trong ngành cũng sẽ tiếp tục và thúc đẩy những giao dịch lớn hơn”.

Bên cạnh đó, các nhà giao dịch đang tin tưởng vào một chuỗi ổn định các giao dịch xuyên biên giới liên quan đến những khoản đầu tư chiến lược của doanh nghiệp châu Á, cũng như việc thoái vốn của các công ty đa quốc gia trong khu vực. Trưởng bộ phận M&A khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Morgan Stanley, ông Richard Wong khẳng định: “Chúng tôi kỳ vọng hoạt động xuyên biên giới sẽ là một nét nổi bật”.

Được biết, Trung Quốc và Nhật Bản đã dẫn đầu mức tăng trưởng M&A của khu vực châu Á trong năm 2020, so với mức giảm 5,5% được ghi nhận trên toàn cầu. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã phục hồi mạnh mẽ sau đợt bùng phát đại dịch COVID-19 sớm nhất, với mức tăng trưởng 28% trong các giao dịch, so với năm 2019. Trong khi đó, Nhật Bản đã đóng góp 1/2 các giao dịch khổng lồ của khu vực, trị giá 5 tỷ USD trở lên.

Ngoài ra, các giao dịch được hỗ trợ bởi vốn tư nhân trong khu vực cũng đạt mức cao kỷ lục 129 tỷ USD, tăng 51% so với cùng kỳ một năm trước đó.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhận định, một hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện trải dài khắp tất cả các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính là chìa khóa để tạo nên mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khối khu vực.

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực
CÔNG NGHỆ SẠCH TẠI CHÂU Á:
Làn sóng của tương lai

Khi cuộc đua toàn cầu hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đang diễn ra, thì đầu tư vào công nghệ sạch thiết yếu để hỗ trợ xu hướng đó cũng phát triển theo.

Làn sóng của tương lai
Ứng dụng công nghệ trong phân loại rác

Ứng dụng công nghệ trong phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế trên điện thoại di động ngày càng được nhiều người dân sử dụng. Đây được xem là bước tiến thúc đẩy thói quen phân loại rác tại các hộ gia đình cũng như tăng cường thu gom rác tái chế, góp phần xây dựng Huế ngày càng sạch đẹp, xứng tầm là Thành phố Xanh quốc gia.

Ứng dụng công nghệ trong phân loại rác
Return to top