Thế giới

Hai nước Việt Nam-Lào sát cánh bên nhau, cùng phát triển

ClockThứ Sáu, 07/01/2022 15:56
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lào Phankham Viphavan thể hiện quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào đi vào chiều sâu, thiết thực.

Đại sứ quán Việt Nam tại Lào sẵn sàng công tác bảo hộ công dânKhởi công trường Trung học nghề kiểu mẫu Hữu nghị Lào-Việt NamBộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith thăm chính thức Việt NamQuan chức Lào đề cao Việt Nam hỗ trợ nhiều nước chống dịch COVID-19Mitsubishi đầu tư vào dự án điện gió lớn nhất Đông Nam Á

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith vào tháng 6/2021. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Lào do Thủ tướng Lào Phankham Viphavan làm trưởng đoàn sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/1/2022.

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Lào Phankham Viphavan trên cương vị mới, cũng là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo cấp cao nước ngoài đến Việt Nam trong năm 2022.

Chuyến thăm cũng thể hiện quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào đi vào chiều sâu, thiết thực và triển khai hiệu quả tuyên bố chung Việt Nam - Lào tháng 6/2021.

Chuyến thăm cũng là sự kiện ý nghĩa đầu tiên trong khuôn khổ Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam nhằm thắt chặt và tăng cường hơn nữa quan hệ đặc biệt giữa hai nước trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực ngày càng phức tạp như hiện nay.

Điểm lại những mối quan hệ trên thế giới, quan hệ giữa Việt Nam và Lào đã trở thành mối quan hệ hiếm có với tình đoàn kết, thủy chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước.

Năm 2021 là năm đặc biệt quan trọng của cả hai nước Việt Nam-Lào khi cùng tổ chức thành công đại hội đảng, bầu lãnh đạo mới tiếp tục lãnh đạo đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Cũng trong năm 2021, bối cảnh đại dịch COVID-19 với nhiều diễn biến phức tạp khiến hai nước phải căng mình đối phó. Tuy nhiên, khó khăn từ dịch bệnh một lần nữa khẳng định lại tình cảm thủy chung, son sắt, trước sau như một của hai nước dành cho nhau.

Hai nước duy trì tốt đẹp mối quan hệ tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực.

Về quan hệ chính trị, ngoại giao, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, hai nước vẫn giữ được đà và phát triển quan hệ trên các lĩnh vực.

Hai bên phối hợp chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp lần thứ 44 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào; lãnh đạo cấp cao hai nước vẫn thường xuyên trao đổi, tiếp xúc dưới mọi hình thức linh hoạt; nổi bật là Việt Nam đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith thăm hữu nghị chính thức (28-29/6/2021), Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane thăm chính thức (6-8/12/2021) và Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith thăm chính thức (27-29/12/2021); Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hữu nghị chính thức Lào (9-10/8/2021).

Việt Nam, Lào cùng với Campuchia tổ chức thành công Cuộc gặp giữa Người đứng đầu ba Đảng cầm quyền Campuchia-Lào-Việt Nam (26/9/2021).

Bên cạnh đó, các cơ quan, ban, ngành và địa phương hai nước đẩy mạnh tổ chức các cuộc họp trực tuyến nhằm trao đổi kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác.

Hợp tác phòng, chống dịch COVID-19 giữa hai nước cũng được thúc đẩy liên tục. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã hai lần hỗ trợ Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào ứng phó dịch COVID-19: lần thứ nhất là 500.000 USD và các vật tư, trang thiết bị y tế với tổng giá trị 2 triệu USD (4/5/2021), cử đoàn chuyên gia y tế và đoàn chuyên gia Học viện quân y ta sang hỗ trợ Lào chống dịch (10-24/5/2021 và 3-20/5/2021); lần thứ hai là 2.150.000 USD cùng một số vật tư y tế trị giá khoảng 120.000 USD (25/10/2021).

Ngoài ra, một số bộ, ngành và địa phương Việt Nam cũng đã hỗ trợ các đối tác của Lào trong công tác phòng, chống dịch.

Đáp lại những nghĩa cử cao đẹp đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào hỗ trợ 300.000 USD giúp Việt Nam ứng phó với dịch.

Một số cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp của Lào cũng hỗ trợ khoảng 1,4 triệu USD để giúp các địa phương Việt Nam chống dịch.

Hợp tác quốc phòng, an ninh song phương tiếp tục được tăng cường. Hai bên tiếp tục phối hợp bảo đảm an ninh, duy trì đường biên giới hòa bình, hữu nghị; tổ chức Giao lưu nghị quốc phòng, biên giới Việt Nam-Lào lần thứ nhất (12/12/2021); tăng cường kiểm soát biên giới, ngăn chặn nhập cảnh trái phép nhằm hạn chế lây lan dịch COVID-19; phối hợp tìm kiếm, quy tập và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào trong thời kỳ chiến tranh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trao tượng trưng 2 triệu khẩu trang y tế và 200 máy thở và các vật tư y tế là quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Các tỉnh có chung đường biên giới hai nước tiếp tục tăng cường kiểm soát biên giới, ngăn chặn việc nhập cảnh trái phép nhằm nỗ lực phòng tránh làn sóng lây lan dịch COVID-19 sau đợt bùng phát diện rộng gần đây tại Lào.

Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư được hai nước duy trì tốt đà tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh. Kim ngạch thương mại hai chiều 11 tháng đầu năm 2021 đạt 1,2 tỷ USD, tăng 33,6%. Hiện có 209 dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào với tổng vốn đăng ký 5,16 tỷ USD, trong đó năm 2021 có 3 dự án cấp mới và 2 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn đăng ký là 47,84 triệu USD.

Hợp tác giáo dục đào tạo cũng luôn được quan tâm. Bộ Giáo dục và Đào tạo hai nước đã ban hành Đề án hợp tác giáo dục Việt Nam-Lào giai đoạn 2021-2030.

Năm 2021, Việt Nam dành 1.220 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam; Lào dành cho Việt Nam 60 học bổng. Tổng số lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam là hơn 16.600 người (diện thỏa thuận Chính phủ hơn 4.000 người), gấp đôi so với 5 năm trước.

Hợp tác giữa các địa phương, nhất là các địa phương có chung biên giới được chú trọng, đặc biệt trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm sóc y tế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn tại các khu vực biên giới hai nước.

Trong hợp tác khu vực và quốc tế, hai bên phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn hợp tác, nhất là trong khuôn khổ ASEAN, Liên hợp quốc và các cơ chế tiểu vùng.

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam. Lãnh đạo hai nước đã nhất trí cùng nhau tổ chức Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam với nhiều hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn của Việt Nam và Lào như: Kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962-5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (18/7/1977-18/7/2022).

Trong khuôn khổ năm 2022, hai nước Việt Nam và Lào sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức triển khai các công việc cụ thể như tăng cường quan hệ chính trị-ngoại giao, đảm bảo quốc phòng-an ninh vững chắc; tổ chức triển khai tốt nội dung tuyên bố chung và các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao; thúc đẩy các chuyến thăm; tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trên diễn đàn khu vực và quốc tế nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.

Trên cơ sở thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào đạt được trong năm qua, quan hệ Việt Nam-Lào sẽ tiếp tục giành được thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong công cuộc đổi mới.

Đặc biệt, việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm, chào mừng hai ngày lễ lớn của hai nước Việt Nam vào Lào trong năm 2022 sẽ là cơ hội tốt để giáo dục và tuyên truyền cho thế hệ trẻ hai nước hiểu sâu hơn về mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, thân mật, khăng khít, gắn bó giữa hai đất nước và tiếp tục giữ gìn, vun đắp mối quan hệ ngày càng đơm hoa kết trái.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Return to top