Thế giới

Giá nông sản có thể chạm mức cao mới do El Nino

ClockThứ Tư, 04/10/2023 15:56
TTH.VN - Tạp chí The Business Times ngày 4/10 có bài viết cho hay, hàng hóa nông nghiệp có thể chịu áp lực giá mạnh và biến động lớn hơn, trong bối cảnh rủi ro về nguồn cung khi hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino xảy ra và gây tác động đến các loại cây trồng như đường, ca cao và gạo trên khắp thế giới.

Philippines chi 224 triệu USD hỗ trợ nông dân trồng lúa trong bối cảnh El NinoNhiệt độ sẽ tăng cao khi hiện tượng thời tiết El Nino quay trở lại

 Cảnh khô hạn trên một cánh đồng trồng ngô tại Philippines. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Nguồn cung toàn cầu của một số mặt hàng nông nghiệp, bao gồm các loại cây trồng chính như lúa mì, ngô, ca cao, đường và hạt có dầu thường chứng kiến sự sụt giảm do thời tiết khô hơn, liên quan đến hiện tượng El Nino.

Theo nhà phân tích Nirgunan Tiruchelvam của tổ chức tài chính Aletheia Capital, hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino hiện tại có khả năng phát triển thành hiện tượng “Godzilla” El Nino (hoạt động của hiện tượng El Nino diễn ra rất mạnh tại vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương). Điều này có thể gây ra tình trạng thiếu hụt lương thực, sụt giảm về năng suất nông nghiệp tại các quốc gia sản xuất, và dẫn đến gia tăng chủ nghĩa bảo hộ nếu nguồn cung trong nước bị đe dọa.

Ông Nirgunan Tiruchelvam cho rằng, trong khi giá lương thực có thể “tăng mạnh trên diện rộng”, thì hàng hóa được sản xuất ở các quốc gia Đông Nam Á kém phát triển hơn về kinh tế có thể phải chịu gánh nặng từ sự gia tăng này.

Trong một lưu ý liên quan, các nhà phân tích tại đơn vị nghiên cứu và cung cấp các phân tích về kinh tế vĩ mô BMI, thuộc Hãng dịch vụ tài chính Fitch Solutions dự báo, hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino sẽ đạt đỉnh trong khoảng thời gian từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024. Theo đó, giá của các loại hàng hóa mềm có thể tiếp tục tăng cao trên diện rộng.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch phụ trách hàng hóa mềm và hàng hóa nông nghiệp khu vực châu Á của Tập đoàn dịch vụ tài chính StoneX, ông Darren Stetzel cho biết, hiện tượng El Nino năm nay vẫn là “một vấn đề lớn đáng lo ngại” trên toàn cầu, đặc biệt là ở các khu vực châu Á và Tây Phi, những nơi vốn đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán.

“Điều này đã thắt chặt nguồn cung, và sẽ tiếp tục như vậy trong thời gian tới, nếu các điều kiện trở nên tồi tệ hơn”, ông Darren Stetzel nhận định; đồng thời lưu ý, cả giá đường và ca cao hiện đang ở mức cao chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ.

Trong khi đó, những người theo dõi thị trường hiện đang dự báo, giá ca cao sẽ tăng lên hơn 4.000 USD/tấn, một kỷ lục đối với mặt hàng này.

LÊ THẢO (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2025 đạt 14.000 tỷ đồng

Ngày 6/1, Sở Tài chính tổ chức hội nghị tổng kết công tác tài chính, ngân sách, giá cả năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Nguyễn Quang Tuấn, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố; Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố.

Phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2025 đạt 14 000 tỷ đồng
Bất cập Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Quỹ bình ổn giá xăng dầu ra đời nhằm góp phần bình ổn mặt bằng giá xăng dầu, từ đó góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định tăng trưởng và an sinh xã hội.

Bất cập Quỹ bình ổn giá xăng dầu
Đưa nông sản Việt vươn xa

150 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP của 32 tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước cùng quy tụ tại công viên Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ ngày 28/11-1/12 tới để trưng bày, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu; đồng thời quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm hàng hóa nông sản Việt tới các thị trường trong nước và quốc tế.

Đưa nông sản Việt vươn xa
Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
Return to top