Thế giới

Ghi nhận 9 ca mắc bệnh bại liệt mới do vaccine

ClockThứ Ba, 26/11/2019 15:24
TTH.VN - Bốn quốc gia châu Phi đã báo cáo các ca mắc bại liệt mới liên quan đến vaccine qua đường uống trong khi đó số liệu sức khỏe toàn cầu cho thấy hiện nay có nhiều trẻ bị bại liệt do virus có nguồn gốc từ vaccine hơn là từ tự nhiên.

Ấn Độ đánh dấu 5 năm thoát khỏi bệnh bại liệtThuốc lá – kẻ giết người và giết hành tinhTrận địa cuối cùng trong cuộc chiến chống bại liệt toàn cầuBệnh bại liệt tái xuất hiện ở Papua New Guinea sau 18 nămPhilippines: tỷ lệ tiêm phòng giảm mạnh sau vụ bê bối vaccine sốt xuất huyết Dengvaxia

Bệnh bại liệt đang hoành hành tại khu vực châu Phi. Ảnh: Vietnam+

Trong một báo cáo vào cuối tuần trước, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác đã ghi nhận 9 ca mắc bệnh bại liệt mới do vaccine ở Nigeria, Congo, Cộng hòa Trung Phi và Angola. Bảy quốc gia khác ở châu Phi cũng có những vụ dịch tương tự và một số ca ở châu Á. Trong số hai quốc gia nơi bệnh bại liệt vẫn còn hoành hành - Afghanistan và Pakistan, các trường hợp liên quan đến vaccine đã được xác định ở Pakistan.

Trong một số ca hiếm, virus sống trong vaccine bại liệt có thể biến đổi thành một dạng có khả năng châm ngòi cho những đợt bùng phát mới. Tất cả các trường hợp bại liệt có nguồn gốc từ vaccine hiện tại đã được phát sinh bởi một loại virus Týp 2 có trong vaccine. Thực tế, virus có nguồn gốc tự nhiên Týp 2 đã được loại bỏ từ nhiều năm trước.

Ủy ban Giám sát Độc lập do WHO thành lập để đánh giá nỗ lực loại trừ căn bệnh bại liệt đã cảnh báo qua một báo cáo trong tháng này rằng virus bại liệt có nguồn gốc từ vaccine “đang lan truyền không kiểm soát ở Tây Phi, phá vỡ ranh giới địa lý, và đặt ra các nghi vấn và thách thức cơ bản cho toàn bộ quá trình loại trừ căn bệnh này”.

Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm rất cao, lây lan trong nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm và thường tấn công trẻ dưới 5 tuổi. Khoảng 1 trong 200 ca nhiễm bệnh dẫn đến bại liệt. Trong số đó, một tỷ lệ nhỏ trẻ bị tử vong khi cơ hô hấp bị tê liệt.

Tuần trước, các nhà tài trợ đã cam kết hỗ trợ 2,6 tỷ USD để chống lại bệnh bại liệt – động thái hưởng ứng một phần sáng kiến loại trừ căn bệnh này bắt đầu vào năm 1988. Để loại trừ bệnh bại liệt, hơn 95% dân số thế giới cần được tiêm chủng. WHO và các đối tác từ lâu đã dựa vào vaccine bại liệt qua đường uống vì chúng rẻ tiền và có thể dễ dàng thực hiện, chỉ cần hai giọt mỗi liều.

Anh Tuấn (Lược dịch từ AP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia hướng dẫn cách phòng ngừa virus HMPV

Theo các chuyên gia y tế, việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa này có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm HMPV và các bệnh truyền nhiễm khác trong cộng đồng.

Chuyên gia hướng dẫn cách phòng ngừa virus HMPV
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Return to top