Thế giới

EU: Chiến đấu chống IS là cuộc chiến nghiêm trọng nhất hiện nay

ClockThứ Ba, 17/11/2015 17:25
TTH.VN - Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU), bà Federica Mogherini ngày 17/11 mô tả cuộc chiến chống Daesh (Daesh là từ tiếng Ả Rập mang sắc thái xấu dùng để chỉ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)) và các nhóm khủng bố khác ở Syria là “cuộc chiến tranh nghiêm trọng nhất trong thời đại của chúng ta”.


Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU Federica Mogherini trả lời câu hỏi của phóng viên tại trụ sở EU ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP

Trả lời phỏng vấn báo chí sau một cuộc họp của các Ngoại trưởng EU ở Brussels (Bỉ), bà Mogherini nói: “Đây không chỉ là cuộc khủng hoảng, mà còn là cuộc chiến tranh nghiêm trọng nhất trong thời đại chúng ta”.

Nhà ngoại giao hàng đầu của EU cũng cho biết, giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Syria chính là chìa khóa để tiêu diệt Daesh, “ngày hôm nay, chúng tôi dành phần lớn thời gian để tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Syria, đó cũng sẽ là cách tốt nhất có thể tạo điều kiện đánh bại Daesh”.
Bên cạnh đó, bà Mogherini tiếp tục kêu gọi các quốc gia thành viên EU “đoàn kết, chia sẻ thông tin, tổ chức các chương trình nghị sự chính trị, và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực từ ngoại giao, kinh tế đến quân sự” nhằm chống lại mối đe dọa của Daesh.
Bà Mogherini đồng thời khuyến cáo sự nhầm lẫn giữa vấn đề người tị nạn với mối đe dọa khủng bố khi nói rằng, những người tị nạn chạy trốn khỏi mối nguy hiểm giống như châu Âu đang phải đối mặt hiện nay. “Chúng tôi có nhiệm vụ phải bảo vệ những người cần được bảo vệ, để giúp họ thoát khỏi sự đe dọa giống như những gì chúng ta đang phải đối mặt ở châu Âu ngày hôm nay”, bà Mogherini nhấn mạnh.
Châu Âu đang gồng mình ứng phó với khủng hoảng người tị nạn lên đến mức kỷ lục. Trong đó, hàng ngàn người tị nạn đến từ Syria, đi qua Thổ Nhĩ Kỳ rồi đến Hy Lạp bằng thuyền. Sau đó, họ tiếp tục di chuyển từ Hy Lạp qua Macedonia, Serbia, Croatia, Slovenia và đến Áo với mục tiêu cuối cùng là nhập cảnh vào Đức và các quốc gia Tây Âu giàu có khác.
Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Di dân Quốc tế, 773.244 người tị nạn đã đến bờ biển châu Âu trong năm nay; trong khi đó, tổng cộng 3.423 người đã chết hoặc mất tích trong hành trình nguy hiểm để đến châu lục này.
Một số nhà lãnh đạo châu Âu đang kêu gọi việc ngăn chặn dòng người tị nạn từ Trung Đông và châu Phi, sau khi các cuộc tấn công khủng bố xảy ra tại Paris bởi theo họ, các phần tử cực đoan có thể đã trà trộn vào người tị nạn để nhập cảnh vào châu Âu.

Thanh Ngân (lược dịch từ PressTV & Sputniknews)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN

Hãng tin CNA dẫn lời Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết, tình hình địa chính trị phức tạp là động lực “mạnh mẽ và to lớn”, thúc đẩy các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường quan hệ hợp tác và mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia có thể là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu này.

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Return to top