Thế giới

EEF: 80 thoả thuận thương mại trị giá 18,9 tỷ USD được ký kết

ClockThứ Bảy, 05/09/2015 15:13
TTH.VN - Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) đầu tiên được tổ chức tại vùng Viễn Đông của Nga đã dẫn đến việc ký kết các thỏa thuận với tổng trị giá khoảng 1,3 nghìn tỷ rúp (tương đương 18,9 tỷ USD), hãng thông tấn Sputnik ngày 5/9 dẫn lời phái viên Tổng thống Nga phụ trách vùng Viễn Đông Yuri Trutnev cho biết.

Theo Sputnik, trong một cuộc trả lời phỏng vấn của các phóng viên sáng nay (5/9) – ngày làm việc cuối cùng của Diễn đàn Kinh tế phương Đông 2015, phái viên Trutnev nói, "chúng tôi đã không mong đợi một con số như vậy", và cho biết thêm tổng số có khoảng 80 thỏa thuận đã được ký kết.

Khoảng 80 thoả thuận thương mại được ký kết tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông 2015 - Ảnh: Sputnik.

EEF mang đến cho các doanh nghiệp, đại diện chính phủ và các chuyên gia ngành công nghiệp từ Nga và các nước châu Á-Thái Bình Dương cơ hội gặp gỡ để cùng nhau thảo luận về tiềm năng kinh tế của vùng Viễn Đông Nga và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như các cơ hội hợp tác và đầu tư.

Theo phái viên Trutnev, việc chuẩn bị cho EEF lần thứ hai sẽ được bắt đầu vào tháng 10 tới.

Diễn đàn kinh tế Phương Đông EEF được tổ chức lần đầu tiên ở thành phố Thái Bình Dương Vladivostok của Nga - kéo dài 3 ngày từ 3/9-5/9, là một sự kiện do Tổng thống Nga Putin khởi xướng nhằm tăng cường nỗ lực để phát triển khu vực.

Mục tiêu hàng đầu của Diễn đàn này là nhằm thúc đẩy sự tăng tốc phát triển kinh tế ở Viễn Đông Nga, mở rộng hợp tác quốc tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một trong những sự kiện quan trọng tại diễn đàn là hội thảo "Tương lai khu vực châu Á-Thái Bình Dương", trao đổi về các triển vọng phát triển du lịch và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Viễn Đông.

Sự kiện này được xem như là một nền tảng cho việc đối thoại giữa các nhà đầu tư quốc tế, chính phủ Nga và các nước thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ở thời điểm Chính phủ Nga đang tìm cách xoay trục hướng tới châu Á nhằm thúc đẩy nền kinh tế của nước này vốn đang bị ảnh hưởng bởi giá dầu thấp và các lệnh trừng phạt của phương Tây. Trong một bài phát biểu tại Diễn đàn, nhà lãnh đạo điện Kremlin đã nhấn mạnh rằng, ông thấy châu Á-Thái Bình Dương là "đầu tàu của nền kinh tế thế giới".

Bảo Nghi (lược dịch từ Sputnik & Finanzen)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò của Nhật Bản trong hội nhập tài chính ASEAN

Nhân kỷ niệm 20 năm Hiệp định hỗ trợ kỹ thuật tài chính Nhật Bản - ASEAN, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia Hang Chuon Naron đánh giá cao những đóng góp quan trọng của Nhật Bản vào hợp tác tài chính của ASEAN.

Vai trò của Nhật Bản trong hội nhập tài chính ASEAN
ASEAN cần tận dụng thương mại, du lịch và số hóa để tăng trưởng bền vững

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần tận dụng thương mại, du lịch và số hóa để thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, theo nhận định của bà Sanchita Basu-Das, chuyên gia kinh tế tại Ban Hợp tác và hội nhập khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

ASEAN cần tận dụng thương mại, du lịch và số hóa để tăng trưởng bền vững
Return to top