Thế giới

Đông Nam Á thận trọng mở cửa lại một số điểm du lịch nổi tiếng

ClockThứ Bảy, 02/10/2021 20:04
TTH.VN - Tháng 7/2021, Thái Lan đã đánh cược khi quyết định mở cửa đảo nghỉ dưỡng Phuket cho khách du lịch nước ngoài đã tiêm phòng trong khi khu vực này đang quay cuồng với sự bùng phát trở lại của làn sóng COVID-19. Và nước này đã thành công.

Bangkok sẽ mở cửa trở lại cho du khách quốc tế vào ngày 15/10Đảo Phuket chính thức mở cửa trở lại đón du khách quốc tếSingapore và Việt Nam thảo luận mở cửa “thận trọng và an toàn” hoạt động đi lại và du lịchThái Lan: Đảo Koh Samui lên kế hoạch đón khách du lịch đã tiêm vaccine

Mô hình "hộp cát Phuket" được xem đã bước đầu thành công. Ảnh: Bangkok Post/Laodong

Tính đến ngày 29/9, mô hình du lịch không cách ly ở Phuket đã thu hút 38.289 lượt khách quốc tế, trong đó chỉ có 0,3% lượng khách xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Chương tình này đã tạo ra 1,63 tỷ baht doanh thu trong tháng 7 và tháng 8.

Mặc dù con số này thấp hơn đãng kể so với 470 tỷ baht kiếm được vào năm 2019 trước đại dịch, mô hình “hộp cát” Phuket đang được nhân rộng ở nhiều nơi khác, khi các nền kinh tế trong khu vực cố gắng tìm ra những cách thức an toàn để khởi động lại ngành du lịch.

Giáp ranh với Thái Lan, Việt Nam đang hy vọng sẽ làm được điều tương tự với đảo Phú Quốc, nơi tất cả người dân địa phương dự kiến ​​sẽ được tiêm chủng đầy đủ vào cuối tháng này.

Với mô hình thử nghiệm, khách du lịch nước ngoài đã tiêm chủng từ các quốc gia và khu vực có nguy cơ thấp hơn như Mỹ, Australia và châu Âu sẽ được phép quay trở lại theo từng giai đoạn, bắt đầu với các chuyến bay charter từ ngày 20/11 tới. Du khách sẽ ở trong các khu nghỉ dưỡng đã được cấp phép và đến các điểm đến đã được sắp xép, tham gia các hoạt động như lặn biển, chơi gôn, đi cáp treo trên mặt nước và xem cách nuôi cấy ngọc trai rất nổi tiếng của Phú Quốc.

Không giống như ở Phuket, nơi du khách được phép tự do đi lại khắp nơi trên đất nước Thái Lan sau khi nghỉ dưỡng 14 ngày trên đảo, du khách đến Phú Quốc sẽ chỉ ở đây trong suốt kỳ nghỉ.

Tương tự, Indonesia cũng đang cân nhắc việc mở cửa trở lại thiên đường nghỉ dưỡng Bali cho du khách nước ngoài.

Tại Malaysia, đảo Langkawi cũng đã mở cửa vào ngày 16/9 vừa qua cho khách nội địa đã tiêm chủng.

Mười chín tháng sau đại dịch, các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng hồi sinh ngành du lịch và các lĩnh vực liên quan, vốn ước tính đã thiệt hại đến 2.400 tỷ USD trên toàn cầu trong năm ngoái. Các nhà hoạch định đang cố gắng tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa các nhu cầu cạnh tranh như: Những hạn chế nào mà du khách sẵn sàng chấp nhận để có một kỳ nghỉ? Họ sẽ cảm thấy thoải mái với tiêu chuẩn vệ sinh nào? Người dân địa phương sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở mức độ nào để cứu lấy sinh kế?

Đáng chú ý, mặc dù chỉ có 3 trong số 10 quốc gia ở ASEAN đã tiêm phòng đầy đủ cho phần lớn dân số trong nước, động lực để khởi động lại du lịch quốc tế đang ngày càng tăng lên.

Giới chuyên gia khẳng định một điều chắc chắn rằng: Nhu cầu du lịch là rất lớn. Dữ liệu của Tripadvisor được công bố vào ngày 22/9 cho thấy người Singapore quyết sẽ “bù đắp” lại khoảng thời gian du lịch đã mất trong đại dịch, với New York, London, Hồng Kông (Trung Quốc), Dubai, Bangkok và Munich là những điểm đến quốc tế phổ biến nhất mà họ đang hướng đến.

Tiến sĩ Nuno Ribeiro, giảng viên cao cấp tại Đại học RMIT Việt Nam cho biết: “Nếu lịch sử ngành du lịch kể từ Thế chiến II đã dạy chúng ta một điều gì đó, thì đó chính là việc du lịch luôn bùng nổ sau các cuộc khủng hoảng… Điều tương tự sẽ xảy ra khi đại dịch được kiểm soát hoặc thế giới học cách sống chung với nó, giống như chúng ta đã làm với các dịch bệnh khác như cúm”.

Đảo Phú Quốc (Việt Nam) cũng có kế hoạch mở cửa lại cho khách du lịch đã tiêm chủng. Ảnh: Internet

Mở cửa lại một cách thận trọng

Tuy nhiên, theo dự đoán, du lịch nội địa sẽ tiếp tục là lực đẩy cho ngành du lịch khu vực trong thời gian tới.

Ví dụ, ở Bali, lượng khách nội địa với khoảng 6.000 lượt mỗi ngày đang giúp duy trì hoạt động của các khách sạn quy mô nhỏ. Cũng đã có những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi đang bắt đầu quay trở lại trên các bãi biển của Bali.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), gần một nửa số chuyên gia du lịch cho rằng du lịch quốc tế sẽ khó có thể phục hồi trở lại mức trước đại dịch cho đến năm 2024 hoặc thậm chí muộn hơn.

Dữ liệu của UNWTO cho thấy đến tháng 6 vừa qua, 82% biên giới trong khu vực Đông Nam Á vẫn bị đóng cửa.

Việt Nam, quốc gia đang dần hồi sinh sau đợt bùng phát đại dịch nghiêm trọng ở các tỉnh phía Nam, là thành viên mới nhất trong khu vực đưa ra ý tưởng rằng mở cửa lại đất nước một cách thận trọng sẽ tốt hơn là chỉ theo đuổi việc ngăn chặn tình trạng lây nhiễm COVID-19.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Straits Times, ông Bùi Quốc Thái, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh, “sau nhiều nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát và kích hoạt lại du lịch, cả khu vực tư nhân và nhà nước đều đã rút ra những bài học cho mình. Đây là thời điểm để du lịch và các ngành khác tính đến chuyện “sống chung với đại dịch”, vừa chống dịch đồng thời vẫn phát triển kinh tế”.

Giám đốc công ty Lua Viet Tours, ông Nguyễn Văn Mỹ cũng coi việc mở cửa lại Phú Quốc như một bước khởi động cho mùa du lịch vào đầu năm sau. 

Theo Straitstimes, việc tạm lắng trước khi mở cửa trở lại hoàn toàn biên giới cũng mang lại cho các nhà hoạch định chính sách "khoảng nghỉ" để thực hiện các chính sách du lịch một cách bền vững hơn.

Ngoài ra, một ưu điểm khác của các biện pháp kiểm soát du lịch hiện nay là du khách hiện sẵn sàng đầu tư nhiều hơn cho các chuyến đi của họ. Trong thời điểm này, nếu bạn đi du lịch, tức là bạn thực sự muốn có một kỳ nghỉ chất lượng. Do đó, khách du lịch sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có một kỳ nghỉ xứng đáng. Đây chính là cơ hội để mọi điểm đến phát triển các sản phẩm tốt hơn, từ đó hấp dẫn nhiều du khách hơn nữa, Tiến sĩ Susanne Becken của Đại học Griffith, Australia nhận định.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Xu hướng du lịch gia đình sẽ 'lên ngôi' trong năm 2025

Các đơn vị nghiên cứu khảo sát, cơ quan quản lý ngành du lịch đã đưa ra nhiều dự báo về xu hướng du lịch của du khách Việt Nam. Theo đó, du lịch gia đình và tìm kiếm sự thư giãn được dự báo sẽ là một trong những xu hướng “lên ngôi” năm 2025 cùng với thói quen ưu tiên ứng dụng công nghệ du lịch của du khách Việt.

Xu hướng du lịch gia đình sẽ lên ngôi trong năm 2025
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Đón đầu những cơ hội mới

Du lịch Huế năm 2024 đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, ghi dấu ấn về thu hút lượng khách và được vinh danh ở những giải thưởng du lịch danh giá.

Đón đầu những cơ hội mới
Return to top