Thế giới

Đông Nam Á: Quỹ khí hậu nhắm mục tiêu đầu tư 2,5 tỷ USD vào năng lượng sạch

ClockThứ Tư, 01/07/2020 09:55
TTH.VN - Một quỹ khí hậu mới với sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ từ thiện đang đặt mục tiêu kích hoạt 2,5 tỷ USD đầu tư vào năng lượng sạch ở khu vực Đông Nam Á và hỗ trợ phục hồi xanh của khu vực này sau đại dịch COVID-19.

ADB: Đầu tư vào năng lượng sạch giúp châu Á – Thái Bình Dương phục hồi sau dịchViệt Nam có thể trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về điện gió ngoài khơi

Một hệ thống điện Mặt trời áp mái được lắp đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Theo đó, Quỹ Năng lượng Sạch Đông Nam Á (SEACEF) do Công ty Clime Capital có trụ sở tại Singapore quản lý, với khoản đầu tư ban đầu là 10 triệu USD, tập trung vào việc triển khai các dự án mới tại Việt Nam, Indonesia và Philippines.

"Chúng ta cần huy động hàng tỷ USD để tạo ra một tác động có ý nghĩa đối với vấn đề biến đổi khí hậu", ông Mason Wallick, Giám đốc Điều hành của Clime Capital, thuộc ủy ban đầu tư SEACEF khẳng định.

Ngân sách là yếu tố cần thiết nhất để lấp đầy khoảng trống trong tài trợ, nhằm hỗ trợ các dự án giai đoạn đầu khởi động, ông Mason Wallick nói thêm.

Châu Á-Thái Bình Dương, nơi sinh sống của hai phần ba dân số thế giới, đang trải qua quá trình đô thị hóa, dân số và tăng trưởng kinh tế mở rộng, khiến các quốc gia phải vật lộn để cung cấp đủ năng lượng điện, trong khi vẫn duy trì cam kết cắt giảm phát thải.

Hồi năm ngoái, các nhà nghiên cứu cho biết, các quốc gia Đông Nam Á cần chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng than và chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch, nhằm đáp ứng các cam kết để hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu và giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.

SEACEF nhận định, đây là sáng kiến ​​từ thiện "đầu tiên" theo hình thức này nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, tập trung vào nguồn tài trợ rủi ro cao cần thiết để đưa các dự án năng lượng sạch mới tăng lên và đi vào hoạt động.

Cũng theo ông Mason Wallick, sẽ có sự đầu tư rộng rãi vào các dự án và doanh nghiệp bao gồm năng lượng gió và Mặt trời, cơ sở hạ tầng lưới điện chính, hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà, hoạt động đi lại sử dụng điện, và lưu trữ điện tử.

Vốn đầu tư ở giai đoạn đầu có số lượng rất ít, tình hình trở nên trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19 thúc đẩy các nhà đầu tư giảm sự tiếp xúc và hạn chế ngân sách phát triển.

Qua đó, quỹ này hy vọng sẽ thu hút thêm 40 triệu USD giá trị nguồn vốn từ các nguồn quỹ và ngân hàng phát triển, nhằm mục đích huy động hơn 2,5 tỷ USD đầu tư vào năng lượng sạch từ khu vực tư nhân.

Cho đến nay, quỹ đã nhận được sự hỗ trợ từ Quỹ Sea Change, Sáng kiến Khí hậu Wellspring, Quỹ High Tide, Quỹ Grantham, Tổ chức Phi lợi nhuận Bloomberg Philanthropies, Quỹ David và Lucile Packard, và Quỹ Đầu tư của Trẻ em (CIFF).

"Việc ra mắt quỹ mới này diễn ra vào thời điểm quan trọng, khi cuộc khủng hoảng COVID-19 đang làm thu hẹp các nguồn tài chính truyền thống, được dành cho nỗ lực làm phẳng đường cong của tình trạng biến đổi khí hậu", ông Imraan Mohammed, người đứng đầu Bộ phận Đầu tư Tác động tại CIFF nhận định.

Các tổ chức từ thiện và các nhà đầu tư tác động đang "đẩy mạnh nỗ lực thu hẹp khoảng cách, xúc tác các nguồn tài trợ khác và đảm bảo quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch ở khu vực Đông Nam Á được tiếp tục tăng tốc", ông Imraan Mohammed nói thêm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ ABS CBN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Return to top