Thế giới

Đông Nam Á: Nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã lại quay trở lại

ClockThứ Tư, 22/09/2021 15:36
TTH.VN - Sau khi hoạt động buôn bán động vật hoang dã có phần giảm bớt trong đại dịch, các nhà chức trách ở Đông Nam Á cần phải hành động nhanh chóng để ngăn chặn những kẻ buôn lậu quay trở lại hoạt động kinh doanh trái phép, khi việc kiểm soát biên giới được nới lỏng.

Đông Nam Á đối mặt nguy cơ mắc các chủng bệnh zoonoticHoạt động săn bắt và tiêu thụ thịt động vật hoang dã của con người là nguồn cơn của đại dịchSáng kiến ​​đa đối tác giúp ngăn chặn việc săn bắt động vật hoang dãKhai mạc hội nghị thế giới về động vật hoang dã ở Nam PhiCòn nhiều mối đe dọa đối với động thực vật hơn biến đổi khí hậu

Tê tê, một trong những loài động vật hoang dã bị săn bắt trái pháp luật nhiều nhất. Ảnh minh họa: Reuters/Nhân dân

Mạng lưới của những kẻ buôn bán hàng trái pháp luật đã bị gián đoạn khi các quốc gia đóng cửa biên giới và thắt chặt giám sát khi đại dịch COVID-19 tấn công mạnh mẽ vào năm 2020.

Do nhận thức rằng nơi virus được tìm thấy đầu tiên là ở động vật hoang dã, nhu cầu đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã như vảy tê tê, mật gấu, sừng tê giác cũng giảm đột ngột.

Tuy nhiên, Văn phòng Liên Hiệp quốc về Chống Ma túy và Tội Phạm (UNODC) cảnh báo trong một báo cáo nội bộ dành cho các cơ quan thực thi pháp luật trong khu vực rằng, những thay đổi này cũng chỉ là tạm thời và Đông Nam Á có thể chứng kiến sự gia tăng lâu dài về nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Jeremy Douglas, Trưởng đại diện UNODC khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương cho biết, đại dịch đã tạo cơ hội cho các nhà chức trách hành động nhiều hơn để ngăn cản người tiêu dùng và kìm hãm đường dây cung cấp của những đối tượng buôn bán hàng trái pháp luật.

Nhưng khi những kẻ buôn lậu này quay trở lại, số lượng các vụ bắt giữ sản phẩm động vật bất hợp pháp bắt đầu có dấu hiệu tăng lên. Do đó, điều quan trọng là phải duy trì các cuộc kiểm soát biên giới chặt chẽ.

Đông Nam Á là một trong những khu vực đa dạng các loài nhất trên thế giới. Khu vực từ lâu đã trở thành điểm nóng của nạn buôn bán động vật hoang dã. Tê giác bị giết để lấy sừng, cá sấu được nuôi để lấy da, rái cá và các loài chim biết hót bị bắt làm vật nuôi và gỗ hồng mộc bị khai thác trái phép.

Tổ chức phi chính phủ về động vật hoang dã Traffic chỉ ra rằng, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á “đóng vai trò là nguồn cung cấp, tiêu thụ và là trung tâm vận chuyển động vật hoang dã đến các nơi tiêu thụ trong khu vực, cũng như đến phần còn lại của thế giới”.

Những nơi có nhu cầu cao đối với các sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp có thể kể đến Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan - nơi động vật hoang dã được sử dụng trong y học cổ truyền hoặc tiêu thụ trực tiếp.

Trước tình hình này, một số chính phủ đã nắm bắt đại dịch như một cơ hội để áp đặt các lệnh cấm rất cần thiết đối với việc buôn bán động vật hoang dã. Cụ thể, khi đại dịch hoành hành khắp thế giới vào đầu năm 2020, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm ngay lập tức đối với việc tiêu thụ thịt thú rừng và cấm một số hoạt động buôn bán động vật hoang dã, trong khi Việt Nam tăng cường thực thi luật chống buôn bán động vật hoang dã vào tháng 7/2020.

Báo cáo được đưa ra bởi các chuyên gia nhận định rằng những chính sách như vậy đã có hiệu quả trong việc giảm nhu cầu đi đáng kể. Song cũng theo đại diện Jeremy Douglas, trong năm nay, các hoạt động trái phép này lại tăng trở lại ở Trung Quốc và Việt Nam.

Cần phải thừa nhận rằng, việc săn bắt động vật hoang dã và khai thác các sản phẩm động vật bất hợp pháp đã không hoàn toàn dừng lại trong giai đoạn đại dịch diễn ra.

Thông qua các cuộc phỏng vấn với những người buôn bán động vật hoang dã ở các vùng khó kiểm soát tại các quốc gia dọc theo sông Mekong như tại Myanmar, Thái Lan, Lào và Trung Quốc, UNODC đã tìm thấy bằng chứng về việc các sản phẩm động vật hoang dã được tích trữ đến khi giá cả và nhu cầu phục hồi sẽ đem đi tiêu thụ.

Bên cạnh đó, các nhân viên ở khu vực này và nhiều nơi khác trên toàn thế giới cũng cho biết, đã chứng kiến sự gia tăng trong hành vi tự săn bắt động vật hoang dã tự cung tự cấp do đại dịch khiến nhiều người mất việc làm và thiếu kinh tế buộc mọi người phải vào rừng tìm kiếm nguồn động vật để tồn tại.

“Các mạng lưới buôn bán động vật vẫn đang chờ các hạn chế phòng dịch được dỡ bỏ để tiếp tục vận chuyển lượng hàng lớn đến các điểm tiêu thụ”, ông Jeremy Douglas chia sẻ.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn

Các ngầm tràn, cống không đảm bảo thoát nước đã dẫn đến tình trạng ngập trên nhiều đoạn đường tại các địa phương ở huyện Phú Lộc khi mưa lớn. Bên cạnh giải pháp nâng cấp, sửa chữa, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để tránh các loại rác thải sinh hoạt rơi đọng, gây tắc nghẽn cống.

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn
Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro

Trẻ vị thành niên, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, tình dục và giới tính dễ dẫn đến nhiều rủi ro, hệ lụy. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, địa phương, trường học huyện Phú Lộc, A Lưới nâng cao kiến thức cho các em về vấn đề này.

Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Return to top