Thế giới

Dịch COVID-19: Biến thể nguy hiểm B.1.617 đã xuất hiện ở 44 quốc gia

ClockThứ Tư, 12/05/2021 09:33
Tính đến khoảng 8 giờ ngày 12/5, toàn thế giới đã ghi nhận 160.309.181 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. WHO thông báo biến thể B.1.617 đã xuất hiện ở 44 quốc gia và toàn bộ các khu vực trên thế giới.

Thêm nhiều nước ghi nhận các biến thể SARS-CoV-2 từ Ấn Độ, Nam PhiMỹ: Trẻ em từ 12-15 tuổi có thể bắt đầu tiêm vaccine COVID-19

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Hyderabad, Ấn Độ, ngày 11/5/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 8 giờ ngày 12/5 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 160.309.181 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 3.330.432 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 138.048. 709 triệu người.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 596.946 ca tử vong trong tổng số 33.550.106 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 23.340.456 ca nhiễm và 254.225 ca tử vong. Brazil đứng thứ ba với 15.285.048 ca nhiễm và 425.711 bệnh nhân không qua khỏi.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/5 thông báo biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện ở Ấn Độ, còn gọi là biến thể B.1.617 đã xuất hiện ở 44 quốc gia và toàn bộ các khu vực trên thế giới.

Biến thể này là nguyên nhân chính gây ra làn sóng bùng phát mạnh dịch COVID-19 hiện nay ở Ấn Độ.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới, Tổng thống Mỹ Joe Biden tiết lộ gần một nửa các nhà lãnh đạo trên thế giới đã liên hệ với ông để đề nghị Washington hỗ trợ mua vaccine ngừa COVID-19.

Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định nước này sẽ cố gắng hỗ trợ các nước khác, song không nêu tên cụ thể những quốc gia đã đưa ra đề nghị trên.

Hiện Mỹ đang phải đối mặt với áp lực quốc tế ngày càng lớn, trong đó có Ấn Độ, yêu cầu Washington chia sẻ số lượng vaccine dư thừa khổng lồ.

Tổng thống Biden hồi tháng trước đã cam kết phân phối 60 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca cho Ấn Độ. 

Trước đó, Nhà Trắng cũng thông báo sẽ cho 2 nước láng giềng là Mexico và Canada vay 4 triệu liều vaccine cả AstraZeneca.

Tại Iraq, lệnh giới nghiêm hoàn toàn trong vòng 10 ngày đã bắt đầu có hiệu lực ở nước này từ nửa đêm 11/5 trong bối cảnh số ca nhiễm ở nước này đã lên tới 1.122.914 ca, trong đó có 15.834 ca tử vong.

Iraq cũng áp dụng các biện pháp hạn chế. trong đó có đóng cửa trung tâm thương mại, nhà hàng, quán cà phê, và các địa điểm công cộng khác. cũng như cấm tụ tập... Trong khi đó, các cửa hàng bánh ngọt, cửa hàng thuốc được phép mở cửa cho đến 19 giờ trong những ngày áp đặt lệnh giới nghiêm.

Tuy nhiên, hoạt động vận chuyển hàng hóa và nhiên liệu trên đường bộ và cửa khẩu giới không nằm trong các biện pháp hạn chế này.

Còn Nhật Bản đã bắt đầu chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm thiếu niên trong độ tuổi từ 12-15, trong bối cảnh số ca nhiễm ở những người trẻ tuổi đang gia tăng tại quốc gia Đông Bắc Á này.

Cho đến nay, vaccine do hãng dược Pfizer của Mỹ cùng công ty đối tác Đức BioNTech phát triển, loại duy nhất được ủy quyền sản xuất tại Nhật Bản, chỉ được tiêm cho người trong độ tuổi từ 16 trở lên.

Theo Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Katsunobu Kato, nếu xác nhận được hiệu quả và mức độ an toàn khi tiêm cho người ở độ tuổi thiếu niên thì Nhật Bản sẽ sửa đổi các nguyên tắc chỉ đạo đối với việc tiêm vaccine phòng COVID-19 để có thể tiêm chủng cho nhóm thiếu niên dưới 16 tuổi./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top