Thế giới

Đến cuối năm 2026, thế giới sẽ có thêm khoảng 6,7 triệu người phải di dời

ClockThứ Bảy, 15/03/2025 06:42
TTH - Tổ chức nhân đạo Hội đồng Tị nạn Đan Mạch (DRC) hôm qua (14/3) cho biết các cuộc chiến tranh và tấn công vào dân thường dự kiến sẽ khiến thêm khoảng 6,7 triệu người trên toàn thế giới phải rời bỏ nhà cửa trong 2 năm tới.

Tuần lễ Người tị nạn Hy Lạp 2024 tôn vinh những đóng góp về văn hóa của người tị nạnUNHCR: Số người phải di dời trên toàn cầu đạt mức cao mới

 Thế giới đang phải chứng kiến tình trạng di dời kỷ lục và nhu cầu nhân đạo tăng vọt. Ảnh: OECD/laodong

Và đáng lo ngại hơn, việc Mỹ, Anh và Đức mạnh tay cắt giảm viện trợ quốc tế sẽ khiến hàng triệu người dễ bị tổn thương không có sự hỗ trợ thiết yếu.

“Chúng ta đang sống trong thời đại chiến tranh và trừng phạt, và dân thường đang phải trả giá đắt nhất”, Tổng thư ký DRC Charlotte Slente nhấn mạnh trong một tuyên bố.

Theo DRC, số người phải di dời trên toàn thế giới hiện là 122,6 triệu người. Dự báo Di dời Toàn cầu của DRC cũng cho thấy “sự gia tăng chóng mặt” đến 4,2 triệu người dự kiến sẽ phải rời bỏ nhà cửa trong năm 2025 - mức cao nhất mà tổ chức này ghi nhận kể từ năm 2021. Đến năm 2026, DRC ước tính sẽ có thêm 2,5 triệu người phải di dời cưỡng bức.

Đáng lưu ý, DRC cho rằng gần 1/3 số người phải di dời mới sẽ đến từ Sudan -quốc gia hiện đang đối mặt với “cuộc khủng hoảng nhân đạo cấp bách nhất thế giới” sau gần 2 năm chiến tranh. Được biết, 12,6 triệu người đã phải di dời ngay trong Sudan và sang các nước láng giềng.

“Nạn đói đã được sử dụng như một vũ khí chiến tranh, đẩy Sudan từ nạn đói thảm khốc này sang nạn đói kinh hoàng khác”, báo cáo viết.

Tại Myanmar, một cuộc nội chiến trên nhiều mặt trận đã leo thang, khiến 3,5 triệu người phải di dời; và gần 20 triệu người – tương đương với 1/3 dân số cả nước, đang cần được hỗ trợ nhân đạo, DRC nêu rõ, và dự đoán rằng đến cuối năm 2026, quốc gia này sẽ chứng kiến thêm 1,4 triệu người phải di dời cưỡng bức.

Ngoài ra, Afghanistan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Syria, Yemen và Venezuela cũng được dự báo sẽ chứng kiến sự gia tăng số người phải di dời do xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu, hậu quả của chiến tranh và bất ổn kinh tế xã hội.

Cũng theo DRC, trong số 6,7 triệu người được dự báo sẽ phải di dời trong năm nay và năm sau, khoảng 70% sẽ phải di dời nội địa.

Là một trong những nhóm bị ảnh hưởng mạnh bởi việc cắt giảm ngân sách viện trợ nước ngoài, DRC nhấn mạnh rằng quyết định này của Washington và các nhà tài trợ quan trọng khác đã và sẽ tác động nghiêm trọng đến người tị nạn.

Theo Cơ quan tị nạn của Liên hợp quốc (UNHCR), tình trạng thiếu hụt tài trợ đã khiến các chương trình bảo vệ trẻ em gái vị thành niên khỏi nạn tảo hôn ở Nam Sudan và một ngôi nhà an toàn cho những phụ nữ di dời có nguy cơ bị giết ở Ethiopia phải đóng cửa.

“Chúng ta đang ở giữa một “cơn bão hoàn hảo” toàn cầu: tình trạng di dời kỷ lục, nhu cầu nhân đạo tăng vọt và cắt giảm tài trợ tàn khốc… Hàng triệu người đang phải đối mặt với nạn đói và di dời, và ngay khi họ cần chúng ta nhất, các quốc gia giàu có lại cắt giảm viện trợ. Đây là sự phản bội đối với những người dễ bị tổn thương nhất”, Tổng thư ký DRC Slente nói.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Thảm họa nợ” leo thang ở các quốc gia phát triển

Phát triển kinh tế đòi hỏi nguồn tài chính phải có giá cả phải chăng, dễ tiếp cận và phù hợp với kết quả phát triển. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới, hiện không có điều nào ở trên áp dụng được. Thay vào đó, một “thảm họa nợ” đang leo thang đang diễn ra trên khắp các quốc gia đang phát triển. Tình hình thậm chí ngày càng trầm trọng hơn do một loạt các cuộc khủng hoảng toàn cầu liên tiếp.

Thảm họa nợ” leo thang ở các quốc gia phát triển
Khoảng 242 triệu ha đất canh tác trên thế giới bị ô nhiễm kim loại độc hại

Các nhà khoa học vừa gióng lên hồi chuông cảnh báo về các chất như asen và chì làm ô nhiễm đất và xâm nhập vào các hệ thống thực phẩm, với ước tính khoảng 1/6 đất canh tác trên toàn cầu bị ô nhiễm kim loại nặng độc hại, và lên đến 1,4 tỷ người sống ở các khu vực có nguy cơ cao trên toàn thế giới.

Khoảng 242 triệu ha đất canh tác trên thế giới bị ô nhiễm kim loại độc hại
Gợi nhớ Huế trên bản đồ thế giới

Độc nhất vô nhị về sản phẩm, con người, địa phương là yếu tố thu hút, hấp dẫn sự tò mò, khám phá và gây mê với mọi người. Là người Huế, chúng ta cũng kỳ vọng “vẻ đẹp chẳng nơi nào có được” của Huế sẽ trở thành sự cuốn hút cho du khách trên toàn thế giới.

Gợi nhớ Huế trên bản đồ thế giới
Khám mắt miễn phí cho 700 người cao tuổi

Hưởng ứng tuần lễ Glôcôm thế giới 2025, Trung tâm Mắt - Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế tổ chức chương trình khám mắt miễn phí cho người trên 60 tuổi hoặc nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh glôcôm.

Khám mắt miễn phí cho 700 người cao tuổi
Thế giới đạt thỏa thuận quan trọng về bảo tồn thiên nhiên

Tại Hội nghị lần thứ 16 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP16), vừa được nối lại ở thủ đô Rome của Italy từ ngày 25 - 27/2 (giờ địa phương), các quốc gia đã hoan nghênh một thỏa thuận nhằm vạch ra nguồn tài trợ để bảo tồn thiên nhiên, phá vỡ thế bế tắc tại các cuộc đàm phán của Liên hợp quốc.

Thế giới đạt thỏa thuận quan trọng về bảo tồn thiên nhiên
Return to top