Thế giới
Châu Á - Thái Bình Dương:

Đầu tư bất động sản giảm 17% trong 6 tháng đầu năm

ClockThứ Sáu, 05/08/2022 16:36
TTH.VN - Đầu tư bất động sản ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong nửa đầu năm 2022 đã giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái, khi hoạt động giao dịch tại một số nền kinh tế lớn của khu vực này đã thu hẹp từ mức cao trong năm 2021.

The Business Times: Thị trường nhà ở Việt Nam sẽ nhộn nhịp hơnGiới đầu tư vẫn đặt nhiều niềm tin vào bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Các toà nhà trong một khu phố ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN

Theo một báo cáo mới nhất của Tập đoàn dịch vụ bất động sản thương mại toàn cầu Jones Lang LaSalle (JLL), các khoản đầu tư trực tiếp vào bất động sản trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đạt tổng trị giá 70,9 tỷ USD trong giai đoạn 6 tháng, trong bối cảnh chu kỳ thắt chặt lãi suất và những lo ngại về lạm phát đã bắt đầu ảnh hưởng đến số lượng các giao dịch.

Nhận định từ Giám đốc Điều hành Thị trường vốn của JLL tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ông Stuart Crow cho rằng, các nhà đầu tư đã điều chỉnh chiến lược triển khai vốn, nhằm phù hợp với một chu kỳ thắt chặt lãi suất mạnh mẽ hơn.

Được biết, trong nửa đầu năm nay, bất động sản văn phòng vẫn tiếp tục là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, đạt 30,6 tỷ USD trong các khoản đầu tư. So với các khoản đầu tư vào công nghiệp và hậu cần ở mức 14,6 tỷ USD, đánh dấu mức thu hẹp 37%; khối lượng các giao dịch văn phòng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ giảm 8%.

Bên cạnh đó, đầu tư vào các tài sản bán lẻ giảm 31% (ở mức 14 tỷ USD), trong khi những khoản đầu tư vào các tài sản thay thế như trung tâm dữ liệu giảm 12% (ở mức 1,4 tỷ USD).

Bất chấp sự sụt giảm trong hoạt động toàn cầu, hoạt động gây quỹ dành riêng cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tiếp tục được duy trì. Các quỹ tập trung vào phát triển trong lĩnh vực hậu cần, sinh hoạt, các trung tâm dữ liệu, Ấn Độ và Đông Nam Á tiếp tục nhận được những cam kết tài chính từ các nhà đầu tư tổ chức toàn cầu, và khu vực.

Đáng chú ý, Singapore và Hồng Kông là những thị trường duy nhất ghi nhận tăng trưởng về lượng giao dịch. Ngoài một thị trường không ghi nhận sự thay đổi là Hàn Quốc, hầu hết các thị trường trong khu vực này đều chứng kiến hoạt động giao dịch sụt giảm.

Trong đó, Hàn Quốc nổi lên là thị trường lớn nhất của khu vực tính theo khối lượng trong nửa đầu năm 2022. Điều này chủ yếu là nhờ vào các giao dịch văn phòng bao gồm SK U-Tower, và A + Asset Tower ở thủ đô Seoul. Trong khi đó, Singapore đã ghi nhận mức đầu tư khoảng 9,3 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động giao dịch của Hồng Kông (Trung Quốc) đã tăng 18%, đạt tổng khối lượng giao dịch khoảng 5 tỷ USD.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Return to top