Thế giới

COP28: Đông Nam Á sẽ đối diện với cả thách thức và cơ hội

ClockThứ Bảy, 18/11/2023 11:39
TTH - Các chuyên gia nhận định, hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp quốc (COP28) diễn ra tại Dubai từ 30/11 – 12/12 tới sẽ rất quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á. Đây là nơi sinh sống của hơn 600 triệu dân, rất giàu đa dạng sinh học nhưng cũng ngày càng dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, cả nỗ lực khử Carbon và thích ứng với khí hậu ở Đông Nam Á cần phải được đẩy mạnh.

Các chuyên gia ASEAN thảo luận chuẩn bị đầu vào cho các dự án hợp tác khu vực

 Hội nghị COP28 sẽ diễn ra tại Dubai từ ngày 30/11 - 12/12. Ảnh minh họa: Báo Tin tức

Quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ là chủ đề chính tại COP28. Thế giới cần khẩn trương loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, nhưng điều này đang gặp khó khăn do lạm phát tăng cao. Đặc biệt, Đông Nam Á đang ở thế khó khi than là vua trong khu vực. Điều này được thể hiện rõ nhất khi than tạo ra khoảng 60% điện năng của Indonesia, trong khi tại Việt Nam, nhập khẩu than nhiệt đạt mức cao nhất trong 3 năm vào giữa năm 2023.

Có thể nói rằng, việc chuyển từ than sang các nguồn năng lượng sạch hơn sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi khu vực này có các nhà máy than còn khá non trẻ hoặc vẫn đang trong quá trình xây dựng. Để giảm dần mối liên hệ với than, các nước Đông Nam Á cũng cần được đảm bảo rằng phần còn lại của thế giới sẽ đồng loạt khử Carbon. Trong đó, COP28 được nhận định là một diễn dàn quan trọng để khu vực xây dựng sự đồng thuận xung quanh quá trình chuyển đổi này và đặt ra các mục tiêu thực tế.

Bên cạnh đó, vẫn còn một loạt các vấn đề nan giải khác mà các nước Đông Nam Á cần giải quyết tại COP28, có thể kể đến như từ việc đối phó với mực nước biển dâng cao, cho đến việc công bố chi tiết về Quỹ “Tổn thất và Thiệt hại” – một sáng kiến nhằm giúp các quốc gia nghèo đối mặt với thảm hoạ khí hậu. Cùng với đó, tín dụng Carbon cũng có thể trở thành điểm nóng trong các cuộc thảo luận…

Dù vậy, bên cạnh những thách thức lớn, cũng có những cơ hội mà Đông Nam Á có thể nắm bắt.

Đơn cử, Indonesia may mắn có trữ lượng Niken dồi dào, một “kim loại xanh” quan trọng cần thiết để cung cấp năng lượng cho xe điện (EV) và thúc đẩy triển khai các cải tiến bền vững khác.

Quốc gia này đã và đang tập trung khai thác nguồn dự trữ của mình để tạo ra các nguyên liệu có giá trị cao hơn, chẳng hạn như nguyên liệu đầu vào cho pin xe điện, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc xanh trong sản xuất. Có thể nói rằng, có nhiều cơ hội để Indonesia và các nước Đông Nam Á khác tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng năng lượng bền vững.

Ngoài ra, các mối liên kết năng lượng giữa các quốc gia cũng có thể được tăng cường. Niềm tin đang ngày càng lớn khi các nhà đàm phán về khí hậu có cơ hội hội đàm với nhau trong khuôn khổ hội nghị COP28 diễn ra tới đây.

Sẽ là rất dễ dàng để nhận thấy các cuộc họp của COP nhìn chung là bi quan về cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu. Dù vậy, hội nghị vẫn là một cơ hội khác để tìm ra điểm chung về mối đe doạ hiện hữu của biến đổi khí hậu. Đông Nam Á hoàn toàn có thể được hưởng lợi rất nhiều từ việc thành lập một mặt trận thống nhất để tiếng nói của khu vực được lắng nghe.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Tận dụng cơ hội & vượt qua thách thức

Đúng 20 ngày sau khi Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và 10 ngày trước khi lễ công bố được tổ chức, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) tổ chức Tọa đàm khoa học "Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương". Tôi nghĩ, đó là một việc làm cần thiết khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa vào nền tảng văn hóa, di sản để phát triển.

Tận dụng cơ hội  vượt qua thách thức
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Return to top