Thế giới

Campuchia: ASEAN hướng đến chuyển đổi kỹ thuật số và kết nối thông minh

ClockChủ Nhật, 27/10/2019 19:00
TTH - Phù hợp với nội dung của Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN đến năm 2025, các quốc gia trong khu vực sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, nhất là khi các nước đang trong quá trình thúc đẩy phát triển hơn nữa kết nối thông minh và chuyển đổi kỹ thuật số.

Campuchia chuyển trả 14 container chứa đầy rác về các nước xuất xứ

 ASEAN thống nhất định hướng hợp tác về công nghệ thông tin – truyền thông. Ảnh minh họa: Thoidai.com.vn

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Công nghệ thông tin và Viễn thông ASEAN lần thứ 19, Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông và Truyền thông Lào, Tiến sĩ Thansamay Kommasith cho biết, hợp tác khu vực về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho phép nâng cao chất lượng sống, cùng lúc hỗ trợ cho sự phát triển nhanh chóng của từng cá nhân, doanh nghiệp, nền kinh tế và cả xã hội.

“Nếu chúng ta nhìn về quá khứ, có thể thấy phiên Hội nghị Bộ trưởng Công nghệ thông tin và Viễn thông lần đầu tiên diễn ra vào năm 2011 cũng có mục tiêu thúc đẩy hợp tác khu vực về viễn thông và công nghệ thông tin, truyền thông (ICT) nhằm đẩy mạnh mọi khía cạnh của kết nối khu vực. Từ đó đến nay đã gần hai thập kỷ và ASEAN vẫn mở rộng phối hợp, đồng thời nắm lấy cơ hội hợp tác khu vực để nâng chúng lên một tầm cao mới”, tờ Vientiane Times dẫn lời Bộ trưởng Thansamay Kommasith cho hay.

Không dừng lại ở đó, vị bộ trưởng cũng nhấn mạnh các sáng kiến mà khu vực đã triển khai như về tội phạm mạng, chính phủ điện tử, đổi mới và chuyển đổi kỹ thuật số, cùng lúc công nhận và đánh giá cao sự tham gia của những đối tác đối thoại, tổ chức quốc tế và vai trò thiết yếu của họ trong sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và truyền thông.

Tiến sĩ Thansamay tin rằng, nền tảng của chuyển đối kỹ thuật số là kết nối hạ tầng, cũng như tập trung vào sự phát triển của hệ sinh thái kỹ thuật số. Đây được xem là một yếu tố quan trọng và vô cùng cần thiết để hiện thực hóa việc xây dựng một nền kinh tế tích hợp kỹ thuật số an toàn, bền vững và biến đổi linh hoạt, tạo điều kiện tốt cho một cộng đồng ASEAN toàn diện và hợp nhất.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ và đổi mới đều đem lại cả ưu điểm lẫn khuyết điểm.

“Hôm nay, chúng ta có trí thông minh nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây (Cloud Computing), BlockChain và Internet of Things – kết quả từ cuộc cách mạng về đổi mới và công nghệ. Đồng thời, đây cũng là minh chứng cho một kỷ nguyên mới của hệ thống truyền thông bao gồm 5G và ứng dụng điện thoại”, Bộ trưởng Thansamay cho biết.

Để đảm bảo tiến trình phát triển diễn ra thuận lợi, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý cần đảm bảo luật pháp sẽ được áp dụng để theo sát sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ mà vẫn không cản trở sự đổi mới, cũng như thúc đẩy mức độ sử dụng vì lợi ích công cộng.

Được biết, đổi mới và chuyển đổi kỹ thuật số là động lực quan trọng của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ASEAN ngày nay. Cụ thể, kết nối kỹ thuật số cho phép hình thành những hình thức truyền thông sáng tạo, nhờ đó xây dựng nhiều quan hệ đối tác mới, cũng như cho phép tiếp cận và mở ra nhiều ngành công nghiệp mới.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Vientiane Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, an toàn thực phẩm là mục tiêu xuyên suốt của TX. Hương Thủy trong tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Hướng đến nông nghiệp công nghệ cao
Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng

Nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ có khi vẫn chưa nhận ra được mình đang hoặc đã từng bị bạo lực giới, dù ở mức độ ít hay nhiều, nặng hay nhẹ. Một khi nhận diện được vấn đề này, phụ nữ hay trẻ em gái mới có thể phát huy và thúc đẩy bình đẳng trong cuộc sống.

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng
Return to top