Thế giới

Các nhà khoa học Nhật Bản ngạc nhiên trước mẫu vật từ tiểu hành tinh Ryugu

ClockThứ Tư, 16/12/2020 15:40
TTH.VN - Các quan chức cơ quan vũ trụ Nhật Bản cho biết họ đã tìm thấy lượng đất và khí nhiều hơn dự kiến bên trong một khoang tàu được thả xuống từ tàu vũ trụ Hayabusa2 của nước này mang về từ một tiểu hành tinh Ryugu trong tháng này.

Nhật Bản: Số ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày lần đầu tiên vượt 3.000 caĐức kéo dài lệnh bán phong tỏa chống Covid-19 đến 10/1/2021Năm 2020 có thể là năm nóng thứ hai trong lịch sửPhát triển quan hệ Việt Nam - Ai Cập qua các hoạt động văn hóaSản lượng nhà máy Nhật Bản tăng tháng thứ 5 liên tiếp

Khoang chứa mẫu vật thu thập từ tiểu hành tinh Ryugu được tàu Hayabusa-2 thả xuống Trái Đất tại vùng sa mạc ở miền Nam Australia ngày 6/12/2020. Ảnh minh họa: TTXVN

Cơ quan Thăm dò Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết ban đầu nhân viên của họ phát hiện một số hạt màu đen nằm dưới đáy hộp đựng mẫu của khoang tàu khi họ kéo hộp chứa này ra vào hôm thứ Hai.

Đến thứ Ba, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều mẫu đất và khí hơn trong một ngăn chứa những mẫu từ khoang tàu đầu tiên trong hai chuyến hạ cánh của Hayabusa lên tiểu hành tinh này vào năm ngoái.

Giám đốc dự án JAXA Hayabusa2 Yuichi Tsuda cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến: “Chúng tôi đã xác nhận một lượng cát nhiều được thu thập từ tiểu hành tinh Ryugu, cùng với khí.” Ông Tsuda gọi việc mang về thành công các mẫu đất và khí của tiểu hành tinh là “một cột mốc khoa học quan trọng”.

Ông Hirotaka Sawada, nhà khoa học đầu tiên của JAXA nhìn vào bên trong hộp đựng mẫu của khoang tàu cho biết ông “gần như không nói nên lời” vì vui mừng khi phát hiện ra rằng các mẫu bên trong bao gồm một số mẫu có kích thước như mong đợi, nhưng cũng có một số có kích thước như đá cuội.

Các mẫu đất trong các bức ảnh được trình bày hôm thứ Ba trông giống như một đống bã cà phê sẫm màu trộn lẫn với hạt.

Các nhà khoa học đang hy vọng các mẫu từ bề mặt của tiểu hành tinh có thể cung cấp thông tin từ hàng tỷ năm trước mà không bị ảnh hưởng bởi bức xạ không gian và các yếu tố môi trường khác.

Trước đó, một khoang tàu hình chảo, đường kính 40 cm, được Hayabusa2 thả từ không gian xuống một điểm xác định trước trong một sa mạc thưa thớt dân cư của Australia vào ngày 6/12 khi kết thúc chuyến đi kéo dài 6 năm tới Ryugu, cách Trái đất hơn 300 triệu km. Khoang tàu này đã được đưa đến Nhật Bản vào thứ Ba tuần trước để nghiên cứu khi các nhà khoa học hy vọng sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về nguồn gốc của hệ mặt trời và sự sống trên Trái đất.

Khoang tàu của Nhật Bản đã thành công khi mang về một loại khí của tiểu hành tinh có khác biệt rõ ràng với không khí trên Trái đất - một mẫu khí đầu tiên trở lại từ ngoài vũ trụ. Nhà khoa học Ryuji Okazaki của Đại học Kyushu nói rằng khí này có thể liên quan đến các khoáng chất trong đất của tiểu hành tinh và ông hy vọng sẽ xác định được các mẫu khí và xác định tuổi của chúng.

Trong lần đổ bộ đầu tiên, JAXA đã thu thập các mẫu vật từ bề mặt của Ryugu và lần thứ hai là từ dưới lòng đất. Mẫu vật của mỗi chuyến đều được lưu trữ riêng biệt. JAXA cho biết họ sẽ xem xét một khoang tàu thứ hai vào tuần tới và sẽ tiếp tục kiểm tra sơ bộ trước khi triển khai các nghiên cứu về vật liệu này.

Anh Tuấn (Lược dịch từ 9News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Return to top