Thế giới

Các bộ trưởng G20 đưa ra sáu ưu tiên cho tiến trình phục hồi toàn cầu

ClockThứ Bảy, 24/09/2022 18:11
TTH.VN - “Thế giới đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng lương thực và năng lượng, dẫn đến khủng hoảng tài chính. Thương mại, đầu tư và công nghiệp là tâm điểm của cuộc khủng hoảng này. Chúng ta phải là một phần của giải pháp toàn cầu để xây dựng lại lòng tin giữa các quốc gia G20, từ đó giải quyết những thách thức kinh tế hiện nay”, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cho biết trong lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thương mại, Đầu tư, và Công nghiệp G20 (TIIMM).

G20: Kết nối kỹ thuật số cần lấy người dân làm trung tâmHội nghị khí hậu G20 kết thúc mà không có tuyên bố chungHội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 khai mạc sáng nayHội nghị G20 tập trung thảo luận các nỗ lực hồi phục toàn cầuHội nghị lãnh đạo tài chính G20 thảo luận về các chiến lược thoát khỏi suy thoái do COVID-19

G20 nhấn mạnh tầm quan trọng của nỗ lực toàn cầu để thúc đẩy phát triển bền vững. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN/Vietnam+

Trong khuôn khổ hội nghị, Bộ trưởng Zulkifli Hasan đã hoan nghênh các phái đoàn và khách mời đến Nusa Dua (Bali) để tham dự hội nghị TIIMM. Dưới sự đồng chủ trì của các bộ trưởng ngành công nghiệp và đầu tư của Indonesia, hội nghị TIIMM có sự tham gia của bộ trưởng các nước thành viên G20 cũng như các quốc gia khách mời, cùng với đó là lãnh đạo của các tổ chức quốc tế.

Bộ trưởng Đầu tư Indonesia Bahlil Lahadalia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tối ưu hóa động lực cho sự phục hồi toàn cầu thay vì duy trì hoạt động kinh doanh như bình thường. Trong trường hợp này, đầu tư phải mang lại hiệu quả theo cấp số nhân để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, đặc biệt là cho các nước đang phát triển.

Cũng đưa ra ý kiến, Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang Kartasasmita cho biết, hội nghị là cơ hội đầu tiên để thảo luận về các vấn đề liên quan đến công nghiệp trong tiến trình phát triển G20. Điều cần thiết là phải áp dụng một chính sách chiến lược thích ứng để thúc đẩy môi trường công nghiệp thuận lợi, cũng như triển khai chính sách thương mại và đầu tư cởi mở và không bị cản trở là chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế toàn diện và bền vững, đảm bảo là không ai bị bỏ lại phía sau.

Trong suốt thời gian diễn ra hội nghị, TIIMM đã đạt được những hiểu biết chung về sáu chương trình nghị sự ưu tiên, đó là cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thúc đẩy vai trò của hệ thống thương mại đa phương trong việc tăng cường đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), đồng thời đẩy mạnh thương mại, đầu tư và công nghiệp để ứng phó với đại dịch và cấu trúc y tế toàn cầu, kỹ thuật số thương mại và chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), thúc đẩy đầu tư bền vững để phục hồi kinh tế toàn cầu, cũng như gắn kết giữa thương mại, đầu tư và công nghiệp.

Bộ trưởng Điều phối các Vấn đề Kinh tế của Indonesia Airlangga Hartanto đã có bài phát biểu trong lễ khai mạc của hội nghị rằng: “Trong vòng chưa đầy ba tháng sau khi nhiệm kỳ chủ tịch G20 của Indonesia bắt đầu, thế giới đã phải chứng kiến cú sốc từ xung đột Ukaraine. Không thể phủ nhận trách nhiệm của G20 phức tạp hơn nhiều. Trước bối cảnh này, các cuộc họp về thương mại và đầu tư (cũng như công nghiệp) có thể đóng vai trò như một động lực để G20 thúc đẩy các khuyến nghị chính sách cân bằng và sắc bén cho thế giới”.

Tại cuộc họp, các thành viên G20 đã chia sẻ tầm quan trọng của nỗ lực toàn cầu được thực hiện một cách phối hợp, với sức mạnh tổng hợp của nhiều bên liên quan. Business20 (B20), một trong những nhóm tham gia của G20 từ lĩnh vực kinh doanh, đã đệ trình các khuyến nghị của họ để thúc đẩy quá tình phục hồi toàn cầu. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế đơn cử như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), Viện nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA)...cũng đóng góp vào các cuộc thảo luận của hội nghị TIIMM.

Đan Lê (Lược dịch từ The Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

Xử lý nước thải tại Huế là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố. Với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp, các giải pháp xử lý nước thải không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những di sản văn hóa và thiên nhiên quý giá của Huế.

Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững
Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Các bộ trưởng G20 họp bàn về cải cách quản trị toàn cầu

Hãng tin Xinhua Net ngày 26/9 cập nhật, các bộ trưởng ngoại giao của Nhóm G20 vừa họp tại trụ sở Liên hợp quốc trong một phiên họp bên lề Phiên thảo luận chung của Kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, trong đó các đại biểu tập trung vào chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”.

Các bộ trưởng G20 họp bàn về cải cách quản trị toàn cầu
Return to top