Thế giới

Hợp tác Nam - Nam hướng đến phát triển bền vững ở châu Á - Thái Bình Dương

ClockThứ Năm, 12/09/2024 15:58
TTH.VN - Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các quốc gia ngày càng hướng tới việc mở rộng hợp tác đến các nước láng giềng để tìm kiếm ý tưởng về phát triển bền vững.

Hành động cải thiện chất lượng giáo dục ở Đông Nam ÁHỗ trợ nhau trong các lĩnh vực là cách ASEAN tạo ra cơ hội hợp tácEU, Trung Quốc khởi động cơ chế truyền thông luồng dữ liệu xuyên biên giớiKỳ vọng cao vào Malaysia để thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và BRICSĐông Nam Á cho thấy khả năng phục hồi giữa các mối đe dọa sức khỏe

Hợp tác SSC có thể giúp khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung đạt được các mục tiêu đã đề ra. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Chính phủ

Xét tình hình khu vực hiện nay, mối quan hệ Hợp tác Nam - Nam (South - South Cooperation, hay còn gọi là SSC) đang ngày càng được công nhận là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để trao đổi bí quyết về kỹ thuật và kinh nghiệm giữa các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương.

Hợp tác Nam - Nam (SSC) là một thuật ngữ được các nhà hoạch định chính sách và học giả sử dụng để mô tả việc trao đổi tài nguyên, công nghệ và kiến thức giữa các nước đang phát triển, còn được gọi là các nước Nam Bán cầu.

Hiện nay, Liên hợp quốc và các đối tác phát triển đa phương đã và đang tăng cường tập trung vào hợp tác SSC như một phương thức bổ sung quan trọng để thu hẹp khoảng cách công nghệ, với mục tiêu hỗ trợ phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề bất bình đẳng và đáng chú ý nhất là giải quyết nạn đói.

Được hỗ trợ bởi một số nguyên tắc gồm tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền lẫn nhau; không xâm lược lẫn nhau; không can thiệp vào vấn đề riêng của mỗi quốc gia; bình đẳng và cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình, SSC đang trở thành một hình thức hợp tác kỹ thuật rất đáng mong đợi.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã công nhận SSC dựa trên sự đoàn kết giữa các quốc gia đối tác vì lợi ích chung, theo đó FAO đóng vai là cầu nối trong việc tạo điều kiện hợp tác giữa các quốc gia và tổ chức, từ đó chứng minh hiệu quả của các giải pháp phát triển để chia sẻ với các quốc gia đang cần những giải pháp tương tự.

Với lợi thế cạnh tranh của mình, FAO đã cung cấp một khuôn khổ hợp tác tốt, trong đó phản ánh kinh nghiệm quốc tế của mình trong các sáng kiến SSC, đặc biệt là giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi hệ thống nông nghiệp thực phẩm vì lợi ích của tất cả mọi người ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng hợp tác SSC không phải là thay thế cho bất kỳ khuôn khổ hợp tác nào, mà đó là sự bổ sung để thúc đẩy phát triển bền vững. Sự khác biệt chính là SSC cung cấp bí quyết, đào tạo và trao đổi kiến thức, thay vì cung cấp hỗ trợ phát triển dưới hình thức tài trợ tiền tệ. Dù vậy, trong mọi trường hợp, cả hai đều quan trọng.

Được biết, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi có một số công nghệ tiên tiến nhất thế giới, đã đóng góp đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Cùng lúc đó, khu vực này cũng là nơi tập trung nhiều người cực kỳ nghèo và suy dinh dưỡng nhất thế giới.

Sự bất thường này được phản ánh trong các công nghệ giữa các quốc gia khác nhau trong khu vực. Cụ thể, một số quốc gia đã phát triển các công nghệ cực kỳ tinh vi trên khắp các chuỗi giá trị, trong khi cùng một khu vực, có nhiều nước khác đang phải vật lộn với các công nghệ cơ bản và rất thô sơ.

Chính vì khả năng phát triển đang còn hạn chế, các quốc gia kém hơn đang dành nhiều sự quan tâm đến việc học hỏi từ các nước phải đối mặt và đã vượt qua những thách thức tương tự.

Với sự kết hợp giữa phát triển và kém phát triển này của các quốc gia, cách tiếp cận SSC là sáng kiến láng giềng hợp lý ở châu Á - Thái Bình Dương. SSC cho phép các quốc gia không chỉ hiểu được kết quả của những kinh nghiệm thành công và bí quyết kỹ thuật mà còn hiểu được các quy trình và cơ chế liên quan đến công cuộc phát triển, cách thức triển khai và thể chế hóa chúng.

Đơn cử, trong khi các nước có thu nhập trung bình ở Châu Á - Thái Bình Dương đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và bí quyết kỹ thuật đáng kể trong hệ thống nông sản thực phẩm của riêng mình, một số nước có thể không có đủ khả năng tiếp cận các phương tiện tài chính cần thiết để tạo điều kiện trao đổi với các nước khác.

Về vấn đề này, FAO đã tiếp cận các đối tác phát triển khác để tham gia vào nỗ lực hợp tác kỹ thuật. Điều này được gọi là Chương trình Hợp tác Nam - Nam và Hợp tác Tam giác (SSTC), trong đó bên thứ ba cung cấp nguồn tài chính để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi.

Vào cuối thập kỷ này, chắc chắn sẽ còn nhiều việc phải làm để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên hợp quốc. Vào Ngày Quốc tế Hợp tác Nam - Nam, cần nhận thức rõ rằng cả Hợp tác SSC và hỗ trợ hợp tác Bắc - Nam đều có thể giúp khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ Bangkok Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

Xử lý nước thải tại Huế là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố. Với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp, các giải pháp xử lý nước thải không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những di sản văn hóa và thiên nhiên quý giá của Huế.

Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Return to top