Thế giới

Brazil: Rừng ngập nước lớn nhất thế giới bị thiêu rụi ở quy mô “chưa từng có”

ClockThứ Bảy, 05/09/2020 14:38
TTH.VN - Những đám cháy khổng lồ - thường do các chủ trang trại và nông dân đốt để dọn thực bì, nhưng trở nên trầm trọng hơn do điều kiện khô hạn bất thường trong những tuần gần đây - đã thiêu rụi hơn 10% diện tích đất ngập nước của khu bảo tồn thiên nhiên Pantanal - Brazil, khiến các nhà khoa học coi đây là thảm họa “chưa từng có”.

Cháy rừng tại bang California, Mỹ: 6 người chết, hàng nghìn ngôi nhà bị đe dọaCalifornia với cuộc chiến cháy rừng và Covid-19Australia: tăng tỷ lệ việc làm và thúc đẩy kinh tếAustralia chi hơn 420 triệu USD để tái thiết các khu vực bị cháy rừngNgười dân Hongkong tự may khẩu trang phòng dịch COVID-19

Cháy rừng đang thiêu rụi rừng ngập nước với diện tích lớn chưa từng có ở Pantanal, Brazil. Ảnh: TTXVN

Đám cháy tại Pantanal, miền tây nam Brazil, có diện tích khoảng 7.861 dặm vuông, diễn ra từ tháng Giêng và tháng Tám và được NASA phân tích dựa trên một hệ thống mới để theo dõi đám cháy trong thời gian thực sử dụng dữ liệu vệ tinh. Diện tích này lớn hơn cả bang New Jersey, Hoa Kỳ.

Đám cháy kỷ lục trước đây là vào năm 2005, với khoảng 4.608 dặm vuông rừng bị thiêu rụi cùng với quần xã sinh vật tại đây.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã gọi đám cháy năm nay ở Pantanal là một mất mát đặc biệt choáng váng và là cuộc khủng hoảng sinh thái mới nhất. Douglas C. Morton, Trưởng Phòng thí nghiệm Khoa học Khí quyển tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard của NASA, người đã nghiên cứu các đám cháy và các hoạt động nông nghiệp ở Nam Mỹ trong hai mươi năm qua cho biết: “Những đám cháy ở Pantanal năm nay thực sự là chưa từng có”.

Manuel Costa, nhân viên kiểm lâm tại khu bảo tồn thiên nhiên Pantanal cho biết: “Nhiều năm trước, chúng tôi từng phải đối mặt với những đám cháy lớn ở đây, nhưng không có gì giống như thế này. Những đám cháy năm nay hầu như không thể dập được."

Pantanal, giống như phần lớn các vùng của Brazil, rơi vào hạn hán năm nay, với lượng mưa dưới mức bình thường và nhiệt độ cao gần kỷ lục trong mùa mưa.

Mặc dù mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với hạn hán hiện tại là chưa rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết hạn hán trong khu vực có thể được thúc đẩy bởi nhiệt độ bề mặt ấm lên ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương. Khi các đại dương này tiếp tục ấm lên trong những thập kỷ tới, các nhà nghiên cứu dự đoán thời gian cực kỳ khô hạn ở Pantanal sẽ bị kéo dài thêm.

Anh Tuấn (Lược dịch từ The New York Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60 trong 20 năm
Quy luật của bão

Trong những ngày bão số 3 (Yagi) hoành hành trên đất Bắc, tôi lại nhớ tới cơn bão số 8 (Celcil) cách đây 39 năm ở Thừa Thiên Huế. Bão số 3 xảy ra ở một nơi xa, chỉ có thể cảm nhận được qua tiết trời xứ Huế vần vũ và nhiều nhất với tôi là những thông tin và hình ảnh từ mạng xã hội. Nó dữ dằn, khốc liệt và đầy tang thương. Bão số 8 đổ bộ vào Thừa Thiên Huế khi đó còn một bộ phận của tỉnh Bình Trị Thiên. Buổi tối hôm ấy, mẹ con tôi ở quê, cảm nhận được nó từ một góc nhà tối om, nghe tiếng gió rít gào và mái nhà tôn cấp 4 của mình cứ “bưng lên hạ xuống”. Mẹ tôi niệm Phật, van vái ông bà đừng làm sập nhà “mẹ quá con côi” mà thảm lắm.

Quy luật của bão
Return to top