Thế giới

Biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa lớn hơn COVID-19

ClockThứ Ba, 17/11/2020 19:53
TTH - Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) ngày 17/11 cho biết, thế giới cần phản ứng với biến đổi khí hậu ở mức độ khẩn cấp tương đương như với cuộc khủng hoảng COVID-19; đồng thời cảnh báo, sự nóng lên toàn cầu gây ra mối đe dọa lớn hơn so với đại dịch COVID-19.

Rừng trồng gỗ lớn ứng phó biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu gây ra những mối đe dọa đáng kể trên toàn cầu. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo IFRC, ngay cả khi đại dịch hoành hành, biến đổi khí hậu vẫn không ngừng gây ra sự tàn phá. Thế giới đã phải hứng chịu hơn 100 thảm họa, ảnh hưởng hơn 50 triệu người, kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch COVID-19 hồi tháng 3 năm nay. Đáng chú ý, nhiều thảm họa trong số đó có liên quan đến khí hậu.

"COVID-19 đang ở đó, ngay trước mắt chúng ta, đại dịch đang ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè, và người thân của chúng ta. Đó là một cuộc khủng hoảng rất, rất nghiêm trọng mà thế giới hiện phải đối mặt", Tổng Thư ký IFRC, ông Jagan Chapagain phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến.

Tuy nhiên, ông Jagan Chapagain lưu ý, IFRC dự báo biến đổi khí hậu sẽ có tác động đáng kể hơn trong trung và dài hạn đối với cuộc sống của con người và trên Trái đất. Đề cập đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, Tổng Thư ký IFRC cảnh báo: "Điều này sẽ đòi hỏi hành động và đầu tư bền vững hơn nhiều để thực sự bảo vệ cuộc sống con người trên Trái đất này".

Bên cạnh đó, IFRC nhận định, tần suất và cường độ của các sự kiện thời tiết cực đoan và liên quan đến khí hậu gia tăng đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Chỉ riêng trong năm 2019, thế giới đã phải hứng chịu 308 thảm họa thiên nhiên, 77% trong số đó liên quan đến khí hậu hoặc thời tiết, cướp đi sinh mạng của khoảng 24.400 người. Những thảm họa liên quan đến thời tiết và khí hậu khiến hơn 410.000 người tử vong trong thập kỷ qua, phần lớn ở các quốc gia nghèo hơn.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Return to top