Thế giới

Australia thoát khỏi đợt suy thoái đầu tiên trong gần 30 năm

ClockThứ Tư, 02/12/2020 14:53
Theo các số liệu chính thức được Cục Thống kê Australia công bố ngày 2/12, nước này đã thoát khỏi đợt suy thoái đầu tiên trong gần 30 năm qua, khi đạt mức tăng trưởng 3,3% trong quý 2/2020

Chuyến bay đầu tiên đón sinh viên quốc tế đến AustraliaThủ tướng Nhật Bản và Australia bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về Biển ĐôngĐang kiểm soát tốt dịch bệnh, Australia xem xét mở cửa biên giới với châu ÁÚc: Lần đầu tiên không có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng kể từ tháng 6Úc: Rạn san hô Great Barrier đã mất một nửa trong vòng 3 thập kỷ

Chi tiêu tiêu dùng tăng nhanh giúp Australia thoát khỏi suy thoái. (Ảnh: The Australian)

Trước tình hình lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 trong cộng đồng đã được kiểm soát tốt, các doanh nghiệp đã bắt đầu phục hồi và chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh. Cụ thể, trong giai đoạn tháng 7-9/2020, chi tiêu hộ gia đình - chỉ số vốn được xem là động lực chính thúc đẩy kinh tế phục hồi - tăng 7,9% so với quý trước đó.

Số liệu mới nhất trên phù hợp với kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế khi Australia tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế chống dịch và mở cửa biên giới nội địa trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 đã được kiểm soát tương đối tốt.

Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) Philip Lowe cảnh báo các chỉ số tích cực này đang "phủ lấp" những khó khăn kéo dài. Phát biểu trước Quốc hội, ông Lowe nêu rõ: "Những con số này... không thể che giấu thực tế rằng sự phục hồi sẽ diễn ra không đồng đều và gập ghềnh....Một số lĩnh vực của nền kinh tế đang hoạt động khá tốt, song những ngành khác lại đang gặp khó khăn đáng kể."

Australia đã chính thức rơi vào suy thoái sau khi ghi nhận tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong hai quý đầu năm lần lượt giảm 0,3% và 7% - mức giảm kỷ lục theo quý. Đây là đợt suy thoái đầu tiên mà nước này hứng chịu kể từ năm 1991, chấm dứt quãng thời gian tăng trưởng kéo dài suốt 3 thập kỷ. Ngân hàng trung ương Australia dự báo nền kinh tế sẽ không thể phục hồi trở lại mức đại dịch cho tới cuối năm 2021. 

Đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Australia khi khiến hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa nhằm chặn dịch bệnh lây lan. Khoảng 1 triệu người lao động đã mất việc làm và nhiều người khác bị giảm lương hoặc giảm giờ làm.

Trước tình hình này, chính phủ và ngân hàng trung ương đã xúc tiến triển khai chương trình kích thích chi tiêu quy mô lớn, "bơm" hàng tỷ USD vào nền kinh tế để ngăn chặn suy thoái toàn diện. Tháng trước, RBA cũng đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 0,1% trong nỗ lực đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cộng đồng người Việt tại Australia chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước

Mặc dù những ngày cuối năm vô cùng bận rộn, phải hoàn tất các công việc để khép lại năm 2024 và chuẩn bị tâm thế cho Năm mới 2025, song cộng đồng người Việt tại Australia vẫn dành một khoảng thời gian quý giá để tề tựu bên nhau, tổ chức các hoạt động hướng về quê hương, đất nước.

Cộng đồng người Việt tại Australia chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp

Báo cáo mới của Chính phủ Australia cho biết khoảng cách lương theo giới tính ở nước này đã thu hẹp theo từng năm, mặc dù vẫn chênh lệch ở mức hơn 20% tại các công ty tư nhân ở Australia, và trung bình mỗi năm, nhân viên nữ vẫn kiếm được ít hơn 28.425 AUD so với đồng nghiệp nam của họ.

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top