Thế giới

ASEAN sẽ tiếp tục phát triển như thế nào khi bất ổn toàn cầu gia tăng

ClockThứ Bảy, 22/02/2025 15:59
TTH.VN - Sự khởi đầu nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump với tư cách là tổng thống Mỹ đã gây bất ngờ cho toàn thế giới, khi ông ngay lập tức ban hành các sắc lệnh hành pháp về một loạt chính sách, đặc biệt liên quan đến các vấn đề kinh tế, bao gồm cả các mối đe dọa áp thuế với nhiều quốc gia.

Người tiêu dùng ASEAN ngày càng phát triểnGia tăng nhanh chóng dân số người cao tuổi ở ASEANVai trò của Nhật Bản trong hội nhập tài chính ASEANASEAN cần tận dụng thương mại, du lịch và số hóa để tăng trưởng bền vữngHệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực

 Cộng đồng ASEAN cam kết tiếp tục hợp tác và phát triển hơn nữa trong tương lai. Ảnh minh họa:nghiencuuquocte.org

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2020, Tổng thống Trump đã đưa ra Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở (FOIP) về quan hệ đối tác hướng tới mục tiêu thúc đẩy một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cởi mở, toàn diện, ổn định và thịnh vượng. Trong lĩnh vực an ninh, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khởi xướng Quan hệ Đối tác Quad và sau này khi đương nhiệm, Cựu Tổng thống Joe Biden đã đưa ra Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF).

Về phía mình, ASEAN cũng đã đưa ra các chiến lược riêng. Ví dụ, vào năm 2019, ASEAN đã thông qua Triển vọng về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP).

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, ASEAN đã có thể củng cố và chuyển đổi hiệp hội thông qua nhiều chiến lược khác nhau, chẳng hạn như thành lập Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) như một cấu trúc khu vực rộng lớn hơn, toàn diện hơn, hỗ trợ các đối tác lớn trên thế giới giải quyết các thách thức chiến lược địa chính trị thông qua văn hóa đối thoại và hòa bình.

Khi căng thẳng địa chính trị không tồn tại, các quốc gia Đông Nam Á đã tận dụng thời điểm quan trọng để củng cố và thúc đẩy hội nhập để định hình tổ chức phát triển như ngày hôm nay.

Với quan điểm xuyên suốt lịch sử của khu vực, ASEAN luôn nhất quán trong việc coi tất cả các bên là đối tác quan trọng và bình đẳng vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Về mặt kinh tế, ASEAN đã nhất quán trong các nỗ lực hội nhập kinh tế, không chỉ giữa các quốc gia thành viên mà còn trong việc thu hút các đối tác đối thoại, kể cả các nước riêng lẻ và khối khu vực tập thể. Ngoài ra, ASEAN đã khởi xướng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), sáng kiến thương mại lớn nhất thế giới theo dân số, với tầm quan trọng chiến lược về địa chính trị…

Các chiến lược của ASEAN trong việc thành lập EAS và thông qua AOIP được coi như một quyết định chiến lược có ý nghĩa lâu dài. Nó cũng duy trì tính trung tâm và sự nhanh nhẹn của nhóm trong việc ứng phó với hoàn cảnh biến động cả ở trong và ngoài nước.

Cần nhấn mạnh rằng ASEAN không chỉ là một diễn đàn đơn thuần, mà đã phát triển từ một hiệp hội nhỏ lẻ, trong đó từ việc kết hợp của các quốc gia láng giềng tổ chức các diễn đàn thảo luận, để trở thành thành một cộng đồng dựa trên luật lệ, có thể phát triển và duy trì khả năng phục hồi trong nhiều thập kỷ.

ASEAN đã trải qua nhiều thách thức đáng kể, chẳng hạn như khủng hoảng tài chính, kinh tế và căng thẳng địa chính trị, bao gồm cả đại dịch COVID-19. Sau nhiều biến động, ASEAN đã có thể trở nên đoàn kết và kiên cường hơn sau khủng hoảng.

Xét về tổng thể, GDP của ASEAN đã đưa khu vực này trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, một sự thay đổi khổng lồ so với chỉ hơn 10 tỷ USD có được khi thành lập vào năm 1967. Lần đầu tiên, ASEAN có thể thông qua Tầm nhìn dài hạn 2045 và cam kết tiếp tục cải cách cơ cấu và áp dụng các chiến lược để giải quyết các thách thức mới nổi, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, số hóa, an ninh lương thực… Khả năng duy trì hòa bình và ổn định khu vực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của ASEAN trong hơn 5 thập kỷ đã đạt được nhờ những nỗ lực liên tục và bền bỉ.

Ví dụ, về mặt chiến lược, khối khu vực đóng vai trò quan trọng trong khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19. Tầm nhìn 2045 của ASEAN và kế hoạch chiến lược của hiệp hội, dự kiến được thông qua tại Kuala Lumpur trong năm nay, sẽ đưa ASEAN vào vị thế tốt hơn trong bối cảnh bất ổn ngày càng gia tăng, khi hiệp hội liên tục đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý liên quan đến xây dựng và phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Bộ Tài chính, các bộ, ngành hữu quan tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý, khuyến nghị của các đại biểu tham dự hội nghị để bổ sung hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cũng như tiếp thu trong quá trình xây dựng hệ thống các nghị định của Chính phủ liên quan đến xây dựng và phát triển các trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý liên quan đến xây dựng và phát triển trung tâm tài chính quốc tế
Bảo tồn và phát triển nghệ thuật cung đình

Đào tạo tại chỗ, phục dựng bài bản, mở lớp kế thừa - Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đang từng bước nuôi dưỡng lực lượng trẻ tiếp nối tinh hoa nghệ thuật cung đình qua từng nhịp trống, từng làn điệu cổ.

Bảo tồn và phát triển nghệ thuật cung đình
Để doanh nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế

“Doanh nghiệp (DN) có mức đóng góp rất lớn vào nền kinh tế. Vì thế trong định hướng phát triển, thành phố Huế luôn bám sát định hướng tạo dựng môi trường, thúc đẩy DN phát triển” - đó là chia sẻ của ông Phan Quốc Sơn, Phó Giám đốc Sở Tài chính thành phố với Huế ngày nay Cuối tuần.

Để doanh nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế
Thúc đẩy phát triển văn hóa Huế và Tủ sách Huế

Chiều 25/4, Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố phối hợp Viện Chuyển đổi số và Học liệu Đại học Huế tổ chức hội nghị thúc đẩy phát triển văn hóa Huế và Tủ sách Huế tại các thư viện trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.

Thúc đẩy phát triển văn hóa Huế và Tủ sách Huế
Return to top