Thế giới

ASEAN nhắm mục tiêu hoàn thành Hiệp định Khung kinh tế số vào năm 2025

ClockThứ Tư, 11/09/2024 06:39
TTH - Bộ trưởng Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia Zafrul Abdul Aziz lạc quan rằng, Hiệp định Khung kinh tế số ASEAN (DEFA) có thể sẽ hoàn tất vào năm 2025, khi nước này đảm nhận vai trò chủ tịch của khối, thông tin mới trên trang The Business Times cập nhật.

Trận Việt Nam - Thái Lan: ‘Kỳ phùng địch thủ’Việt Nam chuyển giao vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Paris cho BruneiHỗ trợ nhau trong các lĩnh vực là cách ASEAN tạo ra cơ hội hợp tác

Tiềm năng phát triển của khu vực ASEAN với sự hỗ trợ của hiệp định DEFA rất được mong đợi. Ảnh: Bộ Công thương/ Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Phát biểu tại diễn đàn Spotlight on ASEAN Business: Charting New Fronties diễn ra tại Singapore vào đầu tuần này, Bộ trưởng Zafrul Abdul Aziz nhấn mạnh, Hiệp định DEFA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử và cho phép các quốc gia thành viên của ASEAN cùng nhau phát triển, tăng cường sức hấp dẫn của khu vực như một khối thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Được biết, giữa lúc các quốc gia ASEAN đang cạnh tranh gay gắt để thu hút FDI và tích cực mở rộng các lĩnh vực liên quan đến công nghệ và năng lượng tái tạo, sự hợp tác là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là khi đầu tư vào một quốc gia có thể tác động tích cực đến những nước khác trong khu vực.

Ví dụ, trong lĩnh vực bán dẫn, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tại Singapore nhưng có thể tìm đến các quốc gia khác trong khu vực khi họ quyết định mở rộng thị trường theo chiều dọc.

Cũng là lợi ích khi có sự hỗ trợ của hiệp định, sau khi hoàn tất, DEFA sẽ cung cấp hướng dẫn hoặc nền tảng để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại điện tử trong khu vực.

DEFA đặt mục tiêu đưa Đông Nam Á trở thành một khu vực kỹ thuật số sáng tạo, có khả năng tương tác và đầu tư, với tiềm năng khai thác 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Kế hoạch này cũng được Bộ trưởng Bộ Phát triển Kỹ thuật số và Thông tin Singapore Josephine Teo tin tưởng. Trong đó bà Josephine Teo nhấn mạnh, sự hợp tác giữa Singapore và Malaysia tại Đặc khu kinh tế Johor - Singapore có thể mang lại lợi ích chung trong việc tái phân bổ khối lượng công việc về trí tuệ nhân tạo (AI).

Mặc dù vẫn đồng ý rằng sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực là điều không thể tránh khỏi, song nữ lãnh đạo tin tưởng cơ hội là rất lớn và sự hợp tác giữa các nước sẽ tạo ra lợi ích lớn hơn cho tất cả mọi người.

Bộ trưởng Josephine Teo cho biết thêm: “Khối lượng công việc trong lĩnh vực kỹ thuật số là rất lớn. Không phải tất cả đều quy về một điểm để giải quyết là tốt. Sẽ có lợi nếu khối lượng công việc lớn như vậy được phân phối về nhiều địa điểm khác nhau”.

Trong một diễn biến có liên quan, Tổng Giám đốc toàn cầu của Ngân hàng Standard Chartered Bill Winters chia sẻ, ASEAN đang ở vị trí thuận lợi về mặt nhân khẩu học. Điều này khiến các doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc đều đang chuyển hướng đầu tư sang khu vực Đông Nam Á.

Thêm vào đó, tính đến thời điểm hiện tại, các quốc gia thành viên ASEAN đã và đang thể hiện xuất sắc trong việc điều hướng các vấn đề thương mại với sự trung lập. Điều này làm cho khối ASEAN hấp dẫn với cả Trung Quốc và Mỹ.

Dù một số ngành công nghiệp vẫn đang đối diện với thử thách về thuế quan, song tiềm năng phát triển của khu vực với DEFA vẫn là rất lớn và rất được mong đợi.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Return to top