Thế giới

ASEAN đánh giá cao cách tiếp cận khu vực dựa trên quy tắc của Nhật Bản

ClockThứ Hai, 17/04/2023 07:49
TTH.VN - 2023 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ ASEAN – Nhật Bản với việc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ đối thoại không chính thức từ 1973, sau đó tiến lên chính thức thiết lập quan hệ vào tháng 3/1977. Quan hệ được kỳ vọng sẽ phát triển và trở thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện như những gì được tuyên bố tại Hội nghị cấp cao kỷ niệm diễn ra tại Tokyo tháng 12 này.

AMRO nâng dự báo triển vọng ASEAN+3, kỳ vọng tăng trưởng “mạnh mẽ”2023 là một năm đặc biệt có ý nghĩa với Việt Nam và ItalyNhật Bản bắt đầu hoạt động một đường dây nóng quốc phòng với ASEANNhật Bản cam kết hỗ trợ tài chính giúp ASEAN khử carbonAMRO nâng ước tính tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam, điều chỉnh hạ ASEAN+3

leftcenterrightdel
Quan hệ ASEAN - Nhật Bản đã và đang vững mạnh hơn. Ảnh minh hoạ: twitter.com/TTXVN/Vietnam+ 

Năm 1977, Thủ tướng Nhật Bản thời đó là ông Takeo Fukuda đã đưa ra khuôn khổ về vai trò của Nhật Bản trong khu vực châu Á hậu Chiến tranh thế giới thứ II, cũng như quyết tâm xây dựng lại quan hệ với Đông Nam Á.

Vai trò lãnh đạo của Nhật Bản được Đông Nam Á đánh giá cao

Mối quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á hiện rất sâu sắc và vững mạnh. Theo kết quả khảo sát về Nhà nước Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak), những người ở khu vực Đông Nam Á khi được hỏi cho rằng, họ đặt niềm tin nhất vào sự lãnh đạo của Nhật Bản trong việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ và tuân thủ luật pháp quốc tế. Con số này đã tăng từ 7,7% vào năm 2022 lên 8,6% vào năm 2023.

Nhìn chung, Nhật Bản vẫn là cường quốc đáng tin cậy nhất trong khu vực. Trong số những người bày tỏ sự tin tưởng vào Nhật Bản, 41% những người được hỏi coi Nhật Bản là một bên liên quan có trách nhiệm cao, trong khi 26,4% tin rằng Nhật Bản có các nguồn lực kinh tế và ý chí chính trị để đảm nhận vai trò lãnh đạo toàn cầu.

Trong 50 năm qua, Nhật Bản là người bạn đồng hành của Đông Nam Á.

Quốc gia này là đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN, khi mức hỗ trợ phát triển chính thức của nước này thuộc hàng cao nhất trong khu vực. Nhật Bản là đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN thống nhất Tầm nhìn chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (FOIP) “tự do và cởi mở” trong khu vực với Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP) thông qua tuyên bố chung tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản năm 2020.

Hỗ trợ cho trật tự thế giới dựa trên luật lệ

Một vấn đề khác được rất nhiều sự quan tâm là cách tiếp cận của Nhật Bản vào khu vực Đông Nam Á là sự kết hợp khéo léo giữa quyền lực cứng và sự tôn trọng các nguyên tắc theo chủ nghĩa kiến tạo để hỗ trợ cho một trật tự lâu dài dựa trên luật lệ. Như David Arase nhận định, cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hiểu rằng an ninh và thịnh vượng của Nhật Bản không chỉ dựa vào quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật mạnh mẽ, mà còn là vai trò của Nhật Bản trong “một trật tự dựa trên các quy tắc thương mại tự do và vận hành tốt”.

Trên thực tế, chiến lược FOIP của Nhật Bản với các nguyên tắc như kết nối, tuân thủ luật pháp quốc tế và tự do hàng hải là một khuôn khổ ngoại giao thông minh. Những nguyên tắc được chấp nhận rộng rãi như vậy cũng có thể được ASEAN chấp nhận.

Vào ngày 20/3, trong bài phát biểu tại Ấn Độ về kế hoạch mới của Nhật Bản về FOIP, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã đưa ra những trụ cột mới như quy tắc về sự thịnh vượng, hợp tác và tăng cường an ninh hàng không và hàng hải. Với phiên bản về kế hoạch FOIP này, Nhật Bản đã nhận được nhiều hỗ trợ về mặt ngôn từ từ Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Theo nghĩa này, cách tiếp cận của Nhật Bản rất có sức hút với các nước ở khu vực Đông Nam Á.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Return to top