Thế giới

ADB: Dịch tả lợn châu Phi gây tổn thất từ 55 tỷ - 130 tỷ USD cho châu Á

ClockThứ Bảy, 30/05/2020 10:02
TTH.VN - Theo các chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dịch tả lợn châu Phi (ASF) khiến châu Á thiệt hại từ ​​55 tỷ - 130 tỷ USD, bao gồm 77 tỷ USD tổn thất trong doanh thu.

Trung Quốc: Tết thiếu thịt lợn do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu PhiTrung Quốc tái định hình thị trường thịt toàn cầu do ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu PhiHeo rừng Trung Quốc có thể truyền bệnh dịch tả lợn châu Phi sang NgaNguy cơ lây lan dịch tả lợn châu Phi không loại trừ quốc gia nàoTả lợn châu Phi – Mối đe dọa với châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng

Dịch tả lợn châu Phi gây tổn thất hàng tỷ USD cho các nền kinh tế châu Á. Ảnh minh hoạ: Tuoitre

"Một đại dịch nghiêm trọng đang tàn phá quần thể lợn ở châu Á, đe dọa sinh kế và an ninh lương thực, gây thiệt hại hàng tỷ USD cho các nền kinh tế", ông Najibullah Habib và Thomas Weaver, các chuyên gia của ADB cho biết trong một bài báo được đăng tải trên ấn phẩm của ADB, từ đó nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc tăng cường năng lực của các quốc gia để phát hiện và ứng phó hiệu quả với các bệnh mới nổi".

Đợt bùng phát đầu tiên của dịch tả lợn châu Phi ở châu Á được ghi nhận vào tháng 8/2018 ở Trung Quốc và kể từ đó, ASF đã lan khắp Đông Nam Á và các khu vực khác của châu Á - Thái Bình Dương.

Dữ liệu cho thấy, chủng virus có độc lực cao này lưu hành ở châu Á với tỷ lệ tử vong ở đàn lợn ước tính từ 90% đến 95% và không có vaccine hiệu quả.

"Các phản ứng đối với virus ASF rất nghiêm ngặt. Việc loại bỏ những con lợn nhiễm bệnh trên quy mô lớn đã được thực hiện ở hầu hết các quốc gia. Đồng thời, các lệnh cấm vận chuyển và đóng cửa các khu chợ cũng được ban hành, song sóng với việc triển khai các biện pháp giám sát nâng cao", các chuyên gia cho biết thêm.

Theo các chuyên gia, gánh nặng thực sự của dịch bệnh này khó có thể được nắm bắt một cách đầy đủ, do "sự ít ỏi của dữ liệu sản xuất chính xác, khả năng chẩn đoán sai và đánh giá thấp, sự phức tạp của việc đánh giá chi phí gián tiếp và những khó khăn trong việc tính toán các tác động đến sức khỏe và dinh dưỡng của con người, mất sinh kế và cả những tác động ít nhìn thấy hơn đến vốn xã hội…”.

Tuy nhiên, họ cho rằng việc đánh giá tác động là rất quan trọng đối với việc hoạch định chính sách và cung cấp các nguồn lực để giảm thiểu rủi ro và kiểm soát bệnh tật.

"Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng chi phí trực tiếp của dịch tả lợn châu Phi sau một năm là từ 55 tỷ - 130 tỷ USD, trong đó các khoản lỗ ban đầu do dịch bệnh và tiêu hủy chiếm từ 28 tỷ - 46 tỷ USD, từ 4 tỷ - 7 tỷ đô la USD cho chi phí chăn nuôi thay thế và từ 23 tỷ - 77 tỷ USD doanh thu bị tổn thất”, bài báo viết.

ASF vô hại với con người nhưng rất dễ lây lan và gây tử vong cho lợn vì đến nay, vẫn không có cách chữa trị nào được tìm thấy.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Xinhuanet)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Return to top